Bạn đang có ý định bắt tay vào “ngành công nghiệp không khói” hay rất có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nhưng vẫn đang phân vân, do dự, không biết nên bắt đầu từ đâu. Hay đang lo lắng không biết có đủ thực lực để bắt đầu. Hãy trả lời 10 câu hỏi sau và nhận đáp án nhé.
-
Tôi có thể vay vốn từ những nguồn nào và bằng cách nào?
Tài chính thường là chướng ngại vật lớn nhất khi chúng ta dự định mở một nhà hàng. Với tỉ lệ thất bại khá cao, những ngân hàng lớn và nhỏ hầu hết đều không hứng thú với việc bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng ngìn đô la cho một người sắp trở thành ông chủ nhà hàng. Để có được những nguồn vốn đầu tiên từ ngân hàng, bạn hãy cố gắng bắt đầu với một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mạch lạc và đầy sức thuyết phục. Đừng xem nhẹ những câu chữ trên trang giấy, bởi một kế hoạch xúc tích, khiến người đọc dễ dàng hiểu rõ và tin tưởng chính là chìa khóa đưa bạn đến thành công. Vì những người làm ngành ngân hàng hay những chuyên gia có thẩm quyền đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay dù là những người học thức, kỹ năng chuyên môn cao nhưng không có nghĩa họ sẽ dễ dàng hiểu được mọi vấn đề liên quan đến ngành nghề không liên quan tới họ như Kinh Doanh Nhà Hàng. Bạn cần chỉ rõ trong kế hoạch các bước bạn sẽ thực hiện và đưa nhà hàng tới thành công. Ngoài ra bạn cũng cần chỉ ra lượng khách hàng cốt lõi, chiến lược, khả năng cạnh tranh và nguồn vốn tiềm lực sẵn có để bạn có thể duy trì nhà hàng trải qua giai đoạn bấp bênh ban đầu.
Đặc biệt nhất, điều giúp bạn thành công trong khi đàm phán kêu gọi huy động vốn, chính là phong thái, sự tự tin cũng như độ uy tín của chính bản thân bạn và đặc biệt là những tài sản thêm vào bạn có thể thế chấp thay cam kết với ngân hàng.
Như vậy, việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho bản thân hay câu hỏi bạn cần trả lời chính là: Bạn đã tạo cho mình một lý lịch đầy uy tín cùng bản kế hoạch hoàn hảo chưa? Nếu chưa, hãy tiếp tục chuẩn bị. Còn nếu đã hoàn tất, hãy bước sang câu hỏi thứ 2.
-
Bạn sẽ chọn địa điểm nhà hàng như thế nào?
Địa điểm – 2 từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong thành công của một chủ nhà hàng. Nó có thể tạo nên cũng có thể phá vỡ, hủy hoại một nhà hàng. Nếu khách hàng không thể tìm ra nhà hàng của bạn hoặc họ quá ngại để bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức để đến được nhà hàng của bạn thì mọi sự hoàn hảo của đồ ăn hay sự phục vụ đều vô nghĩa. Trước khi bạn quyết định xây dựng, sửa chữa một địa điểm làm nhà hàng của mình thì hãy kiểm tram, xem xét thật kĩ lưỡng lượng dân số, mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay số lượng khách hàng tiềm năng ở nơi đây. Họ có nằm trong số khách hàng chiến lược của nhà hàng không?
Đừng bao giờ bỏ qua lượng dân cư xung quanh, bởi họ chính là những người mà nhà hàng của bạn cần chinh phục đầu tiên, sau đó nhờ những mối quan hệ của họ phát triển dần dần mạng lưới khách hàng ngày càng rộng lớn hơn. Do đó, nếu lượng dân cư xung quang quá ít, bạn không chỉ khó lòng gia tăng lượng khách hàng mà còn vô cùng mạo hiểm khi lượng doanh thu ban đầu không đủ duy trì nhà hàng.
Ngoài ra, việc ở một nơi xa xôi, hẻo lánh cũng khiến cho nhà hàng của bạn khó có thể truyền thông rộng rãi tới khách hàng bởi họ khó có thể hình dung ra một địa điểm chưa từng đặt chân tới hoặc chỉ tới 1, 2 lần. Điều này dễ khiến nhà hàng của bạn bị rơi vào quên lãng.
-
Bạn nên ký hợp đồng thuê địa điểm mở nhà hàng trong bao lâu?
Hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm. Nếu ký hợp đồng dài hạn hơn, bạn có thể dễ rơi vào tình trạng phải gặp luật sư hay đứng trước pháp luật cùng chủ nhà nếu nhà hàng của bạn làm ăn không thuận lợi và không thể trả tiếp tiền thuê nhà. Ngoài ra thời gian 1 đến 2 năm sẽ đảm bảo hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó nữa bởi thấy nó không phù hợp, tránh trường hợp dù không thuê nữa, nhưng vì hợp đồng nên phải trả tiền thuê mặt bằng.
-
Nên đặt tên nhà hàng như thế nào?
Đặt tên nhà hàng của bạn cũng sẽ giống như đặt tên cho những đứa con, cần rất nhiều sự yêu thương, cẩn trọng. Bạn nên biết rằng, đó không chỉ là một cái tên để gọi mà còn là thương hiệu để mọi người nhớ tới và hình dung.
Do đó tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớm phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng. Bạn có thể sử dụng ngôn từ theo hướng chơi chữ giống nhà hàng The Bag Lady ( là tên gọi nghề nghiệp đầu tiên của chủ nhà hàng Paula Deen)
-
Nên mua vật dụng cũ hay mới cho nhà hàng?
Câu hỏi này còn tùy thuộc vào loại vật dụng và độ cũ mới của từng món đồ. Một vài món đồ dùng nhà bếp thường có tuổi đời ngắn, như máy làm kem, do đó bạn tốt hơn nên thuê hoặc mua mới để đảm bảo. Một vài vật dụng khác của nhà bếp như bếp gas thì thực sự giống như những con khủng long với sức sống vĩnh cửu và ít phải sửa chữa nhất, bạn chỉ cần tìm môt vài người uy tín là hoàn toàn có thể mua và sử dụng lại đồ cũ mà không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
-
Những loại giấy phép hay chứng chỉ cần thiết nào là điều kiện để mở một nhà hàng?
Giấy phép và chứng chỉ mở nhà hàng thực sự vô cùng đa dạng đối với từng quốc giá, thị trấn. Nếu bạn dự định mở một nhà hàng có phục vụ cả rượu thì bạn cần có một giấy chứng nhận giao dịch chất cồn cũng như các giấy tờ đảm bảo khác. Nếu bạn đang sử dụng những thiết bị, đồ dùng nhà hàng làm thế chấp với ngân hàng thì cần đảm bảo giữ gìn những vật dụng đó cẩn thận theo chỉ dẫn của ngân hàng. Những khu vực khác cần đến giấy phéo bao gồm: giấy phép vui chơi, giải trí, giấy phép ra vào nhà hàng, giấy chứng nhận chất lượng hải sản, giấy phép kinh doanh…và khá nhiều giấy tờ liên quan khác.
Các loại bảo hiểm bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động và tất cả các loại bảo hiểm khác do nhà nước quy định.
-
Nên định giá các món ăn ở thực đơn như thế nào?
Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm bạn thực sự tạo nên ( bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn)
-
Nên thuê giám đốc điều hành hay tự điều hành?
Có thể dễ dàng nhận ra có 2 loại chủ nhà hàng cơ bản: 1 người thích đứng ra làm chủ mọi thứ, xuất hiện mọi nơi, có tầm ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ nhân viên, một loại khác lại chỉ thích đứng sau mọi việc. Nếu bạn thực sự không muốn ra mặt trong mọi việc thì hãy cân nhắc thuê một giám đốc điều hành để đứng ra quán xuyến mọi thứ theo chỉ thị của bạn. Tuy nhiên nếu bạn yêu thích việc gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc với khách hàng, giải quyết mọi khiếu nại của khách hay không an tâm giao mọi việc cho người khác thì bạn hãy nên tiết kiệm tiền bằng cách tự mình quản lý mọi việc hoặc thuê một giám đốc phụ trợ để quản lý công việc phụ còn bản thân bạn sẽ tham gia những công việc cốt lõi của một người chủ nhà hàng thật sự.
-
Nhượng quyền thương hiệu hay một nhà hàng riêng sẽ tốt hơn?
Kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu có điểm tốt cũng có điểm xấu. Một nhà hàng nhượng quyền thương hiệu sẽ có được một nền tảng rất tốt với thương hiệu đã được phát triển từ lâu cùng với những chiến dịch marketing, quảng cáo ăn theo thương hiệu gốc. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bởi bạn phải trả tiền cho mọi lợi ích đó.
Trong một vài trường hợp bạn phải trả rất nhiều tiền để có thể nhượng quyền thương hiệu. Một vài chuỗi thương hiệu nổi tiếng đòi hỏi chi nhánh được nhượng quyền cần có hàng triệu đô la. Do đó nếu bạn sở hữu khối lượng tài sản tương đương với con số trên thì hãy cân nhắc đến việc so sánh hai loại hình kinh doanh này.
10. Tôi sẽ kiếm được nhiều tiền từ việc kinh doanh nhà hàng?
Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nhưng đồng thời cũng phải trả không ít tiền để duy trì việc kinh doanh nhà hàng.
Làm chủ một nhà hàng có thể có một cuộc sống xa hoa, tuy nhiên người chủ phải làm không chỉ một việc, khối lượng công việc phải gấp nhiều lần những nhân viên bình thường. Bạn có thể đồng thời là đầu bếp, bếp trưởng, giám đốc, kế toán và một vài công việc khác trong thời gian đầu cho đến khi nhà hàng đi vào ổn định.
} else {