17 sai lầm chết người mà người quản lý trách nhiệm dễ mắc phải

Một quản lý nhà hàng phải mang trên mình rất nhiều trách nhiệm …và tất nhiên, đây có thể là một công việc lý tưởng cho những ai thích thử thách nhưng chắc chắn với những ai không đủ sức cáng đáng thì sẽ phải nhận thất bại! Nếu bạn muốn trở thành một quản lý nhà hàng trách nhiệm giỏi, hãy tránh phạm phải một trong những sai lầm sau đây!

1. Đối xử tệ với nhân viên
Nếu bạn đối xử với nhân viên cấp dưới không công bằng hoặc có những thái độ không tốt, họ sẽ mất đi sự trung thành và không còn muốn gắn bó với công việc đó nữa. Một nhà hàng không thể thành công nếu thiếu đi những nhân viên trách nhiệm, nhiệt tình, chăm chỉ.

Đừng đối xử tệ với nhân viên vì thiếu họ bạn sẽ chẳng làm được gì cả

Đừng đối xử tệ với nhân viên vì thiếu họ bạn sẽ chẳng làm được gì cả

2. Không cho khách hàng cơ hội phản hồi
Hãy cho khách hàng của bạn có cơ hội được giãi bày về bất kỳ vấn đề nào họ không vừa lòng. Nếu không làm vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được bạn đã làm sai điều gì đâu!

Hãy lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng

Hãy lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng

3. Làm ngơ trước những khiếu nại của khách hàng
Một khi khách hàng góp ý cho nhà hàng, bạn phải lắng nghe một cách nghiêm túc và làm mọi thứ có thể để xoa dịu tình hình, dù chỉ là một lời xin lỗi, một bữa ăn miễn phí, hoặc gửi đến họ phiếu giảm giá cho lần sử dụng dịch vụ tiếp theo.

4. Nói với khách hàng là họ sai
Ngay cả khi lời khiếu nại của khách hàng là vô lý thì bạn vẫn không được nói rằng họ sai. Hãy học cách đón nhận những lời phàn nàn từ khách hàng và tạm thời chấp nhận nó sau đó tìm cách giải thích rằng họ chưa đúng chứ không phải là sai và sẽ luôn phải nhận lỗi về phía nhà hàng.

Dù khách hàng có sai nhưng vẫn luôn phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề

Dù khách hàng có sai nhưng vẫn luôn phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề

5. Bỏ qua các phương tiện truyền thông

Biết tận dụng các trang mạng xã hội là một lợi thế lớn

Biết tận dụng các trang mạng xã hội là một lợi thế lớn

Nhờ việc theo dõi thường xuyên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, và một số website hay forum, bạn sẽ biết khách hàng đang nói gì về nhà hàng của bạn. Từ đó bạn có thể phát huy những mặt tích cực đồng thời ghi nhận và dần hoàn thiện những mặt tiêu cực từ phản hồi của khách hàng.

6. Tranh luận với khách hàng trên mạng
Bạn có thể tận dụng mạng xã hội để trao đổi, tương tác với khách hàng, nhưng nếu bạn cứ tranh cãi và thậm chí xúc phạm khách hàng trên mạng thì hãy xem chừng. Sai lầm chết người đấy!. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy các bình luận của bạn và khi đó họ sẽ không cần biết bạn đúng hay sai, ấn tượng của bạn với những khách hàng khác đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

7. Không hướng dẫn nhân viên một cách rõ ràng
Nhân viên không ngại nghe hướng dẫn từ ông chủ của mình. Vậy nên, nếu muốn các món ăn và bàn ghế phải được chuẩn bị hoặc sắp xếp theo ý muốn thì đừng ngại nói cho họ biết. Hướng dẫn một cách rõ ràng sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh gây các hiểu nhầm, rắc rối.

8. Để nhân viên trở thành gánh nặng của nhà hàng
Nhân viên phục vụ tồi, lười biếng, hay đi làm muộn,…ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ. Trách nhiệm của một quản lý là giữ cho nhà hàng hoạt động tốt, nhưng bạn không thể làm điều đó nếu nhân viên của bạn “ngồi chơi xơi nước” phải không nào?

Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn luôn làm việc chăm chỉ

Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn luôn làm việc chăm chỉ

9. Qúa cứng nhắc, lúc nào cũng làm theo quy định
Vâng, có quy định là tốt, nhưng bạn không thể lúc nào cũng quá cứng nhắc theo quy định. Thỉnh thoảng, hãy dẹp các quy tắc sang 1 bên nếu điều đó làm cho khách hàng của bạn vui vẻ (và dĩ nhiên với điều kiện nếu điều đó không gây ra quá nhiều bất tiện).

10. Làm ngơ trước các vấn đề
Vòi nước bị rò rỉ, bán hàng lỗ vốn? Nhân viên xảy ra xung đột? Thiết bị hỏng hóc? Bạn đừng có cố che giấu các vấn đề này đi. Nếu bạn làm ngơ trước các vấn đề này thì sớm muộn gì chúng cũng sẽ làm bạn phải điên đầu.

11. Kỷ luật nhân viên trước mặt khách hàng
Nếu một nhân viên mắc lỗi, tất nhiên bạn phải nói chuyện với người đó (và có thể sẽ phải áp dụng hình thức kỷ luật). Nhưng đừng bao giờ làm điều đó trước mặt khách hàng. Tất cả mọi người trong phòng ăn sẽ cảm thấy không được thoải mái, tự nhiên và dĩ nhiên khách hàng sẽ không bao giờ muốn quay lại nhà hàng của bạn.

12. Giao tiếp với nhân viên kém hiệu quả
Nếu có một sự thay đổi lịch trình công việc hoặc thực đơn quan trọng nào thì nhân viên của bạn cần phải biết được điều đó. Nếu bạn và nhân viên không thể tương tác, hỗ trợ lẫn nhau thì mối liên kết lỏng lẻo ấy sẽ khiến chất lượng nhà hàng của bạn đi xuống.

13. Phạm luật
Các quy tắc áp dụng cho tất cả mọi người và dĩ nhiên, bao gồm cả bạn – quản lý nhà hàng đấy! Nếu chính bản thân bạn còn không tuân theo quy tắc thì bạn có thể nói được ai chứ và vô hình chung bạn đang tạo một tấm gương xấu cho nhân viên của mình đó!

14. Làm phật lòng khách hàng
Hãy làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo rằng tất cả mọi người khi rời khỏi nhà hàng của bạn đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Có vẻ điều này cũng làm bạn phát sinh thêm nhiều khoản chi phí nữa như việc tặng bữa ăn miễn phí, phiếu giảm giá… nhưng tóm lại cái gì cũng có cái giá của nó. Sớm muộn bạn sẽ thấy điều này rất có ích.

15. Không kiểm soát và nắm rõ hoạt động của từng bộ phận
Liệu bạn có thể miêu tả mọi thứ nhân viên bếp làm hàng ngày? Những gì về nhân viên vệ sinh, dọn dẹp hay nhân viên phục vụ đồ ăn thì sao, bạn có biết hết không ? Là một quản lý trách nhiệm, bạn lúc nào cũng phải nắm rõ được những điều này

16. Không khen ngợi nhân viên

Biết cách khen ngợi nhân viên sẽ tạo động lực lớn cho họ cống hiến

Biết cách khen ngợi nhân viên sẽ tạo động lực lớn cho họ cống hiến

Bạn biết tầm quan trọng của việc cho nhân viên trách nhiệm biết họ làm sai cái gì, nhưng cũng quan trọng để cho họ biết họ làm tốt ở điểm nào! Việc khen ngợi và ghi nhận nỗ lực của nhân viên sẽ khiến họ vui vẻ và có thêm nhiều động lực làm việc hơn từ đó nhà hàng có thể ngày càng phát triển.

17. Không coi trọng khách hàng.
Hãy nhớ rằng khách hàng giúp nhà hàng của bạn tồn tại. Luôn cần xem trọng và ưu tiên những mong muốn của khách hàng trong mọi trường hợp.

Hãy nhớ rằng khách hàng là thượng đế

Hãy nhớ rằng khách hàng là thượng đế

Việc quản lý nhà hàng có thể bao gồm rất nhiều trách nhiệm, nhưng bằng cách tránh 17 sai lầm nêu trên, bạn đã có thể trở thành một quản lý giỏi hơn và giúp nhà hàng của bạn thành công hơn.if (document.currentScript) {