18 điều cần nhớ khi thiết kế nhà hàng (Phần 2)

Thiết kế nhà hàng không phải chỉ đơn giản là thiết kế nội thất hay ngoại thất nó còn hàm chứa cả những thông điệp từ thương hiệu, marketing cho nhà hàng…và rất nhiều thứ khác. Tốt nhất bạn nên ghi nhớ một số điều để đảm bảo sự thành công cho nhà hàng của mình.

 7. Phòng vệ sinh và thương hiệu

Một phòng vệ sinh nhếch nhác trong nhà hàng cũng tệ như một căn bếp kinh khủng vậy. “Nếu họ để cho phòng vệ sinh – nơi bất cứ khách hàng nào cũng phải nhìn thấy hay sử dụng – kinh khủng như thế này, thì nhà bếp của họ sẽ còn trông tệ đến đâu nữa?”.

Bên cạnh sự sạch sẽ, phòng vệ sinh là một cơ hội để nhà hàng của bạn có thể tạo ra ấn tượng về sự khác biệt của thương hiệu. Starbucks là một ví dụ tốt cho điều này, họ đã mang màu sắc và các biểu tượng của mình vào cả những căn phòng vệ sinh. Như vậy, ngay cả khi rời khỏi khu vực ăn uống, nhà hàng vẫn có thể truyền cảm hứng về thương hiệu đến khách hàng. Vậy nó là thiết kế hay maketing? Chúng ta không thể phân biệt rạch ròi 2 thứ này, bởi chúng có liên kết chặt chẽ với nhau

8. Thiết kế nhà hàng cho người nổi tiếng

thiết kế nhà hàng

Nhà hàng cũng như mỗi người có một “thương hiệu cá nhân riêng”, và khi ta thực hiện đúng cách nhà hàng có thể nâng cao giá trị của người khác. Những nhân vật nổi tiếng như Magic Johnson, Eva Longoria, Justin Timberlake, Gloria Estefan và những người khác không chỉ tạo ra những nhà hàng thành công, mà nhờ đó họ còn mở rộng được thương hiệu của bản thân mình trong một lĩnh vực mới. Nhà hàng và những người nổi tiếng có thể học hỏi lẫn nhau

9. Những chiếc tay nắm cửa biết nói

Người ta có cụm từ “câm như tay nắm cửa”. Tuy nhiên, mặc dù tay nắm cửa không thực sự có trí tuệ nhưng nó lại thực sự có thể giao tiếp thay cho bạn. Chúng ta thường không chú ý đến một chiếc tay nắm cửa trừ khi nó tuột ra khỏi vị trí của mình. Nhưng nó lại chính là thứ đại diện cho nhà hàng của bạn trước chủ quán nhà các nhân viên chào khách. Dù là ngẫu nhiên hay có mục đích, thì kết cấu, trọng lượng, chất liệu, phong cách tất cả đều quảng cáo cho thương hiệu của nhà hàng.

10. Thiết kế menu nhà hàng

Phần quan trọng nhất trong chiến dịch marketing cho một nhà hàng chính là thực đơn của nhà hàng đó. Một thực đơn không thể chỉ được đơn giản xem như là một danh sách các món ăn hay thức uống của nhà hàng cùng với mức giá của chúng, mà nó phải được xem như là công cụ quan trọng nhất trong việc giới thiệu triết lý ẩm thực, đặc tính thương hiệu cũng như các dịch vụ của nhà hàng. Trọng lượng, kích thước, chất liệu giấy, cách trình bày, phông chữ chữ và typographies, hình ảnh, cách sử dụng ngôn ngữ và nhiều thứ khác nữa là những cân nhắc quan trọng cần nhớ đến trong thực đơn nhà hàng của bạn. Thực đơn nên được xem như là một phần mở rộng của thiết kế nhà hàng.

11. Nhu cầu lưu trữ

Bạn có kế hoạch nhận nhiều đợt giao hàng nhỏ trong một tuần hay sẽ mua hàng với số lượng lớn để tiết kiệm? Các nhà phân phối của bạn có cho phép bạn mua hàng với số lượng lớn và lưu trữ trong kho của họ mà không tính thêm phí không? Bạn có nhiều hàng tồn kho có giá trị cao và cần các biện pháp an ninh đặc biệt để bảo vệ? (Bạn không thể bảo quản một chai Remy Martin Louis VIII giống như bạn bảo quản những chiếc khăn ăn được). Việc lưu trữ hay bảo quản hàng hóa là một ví dụ điển hình cho việc thiết kế chức năng thường không được quan tâm đến trong thiết kế nhà hàng. Nó chính là khoảng trống thường được tạo ra bởi các nhà thiết kế không có nhiều kinh nghiệm trong ngành nhà hàng.

12. Nhu cầu điện lạnh

Nhà hàng của bạn sẽ có rất nhiều mặt hàng dễ hỏng và cần phải được giữ lạnh trong thực đơn của mình, hay là bạn định giữ khoai chiên kiểu Pháp và những chiếc cánh gà đông lạnh trong hộp? Một nhà hàng với hai mươi chai bia cần làm lạnh đột ngột chắc chắn sẽ có nhu cầu điện lạnh khác với một cửa hàng kem. Điều này cũng là một lưu ý không thể bỏ qua.

13. Thiết kế ánh sáng

Hãy thử nghĩ về một căn phòng nhỏ chật chội với những chiếc đèn huỳnh quang lập lòe xem, đó chắc chắn sẽ không phải là nơi mà bạn muốn đến. Chúng ta cảm thấy ngạc nhiên khi những con thiêu thân luôn lao về phía ngọn đèn dù biết chúng chắc chắn sẽ chết vì nóng hay điện giật, nhưng thực ra chúng ta cúng luôn bị ánh sáng thu hút giống như vậy. Vì nhiều lý do không thể lý giải được, ánh sáng có thể làm say đắm những tâm trạng cũng như những chiếc ví. Những chiếc nến lãng mạn. Những ngọn đèn đỏ khiến chúng ta phải dừng lại (và cũng tình cờ khiến dạ dày chúng ta cồn cào). Còn ánh sáng nhẹ có thể khiến chúng ta thoải mái. Ánh sáng là một lĩnh vực thiết kế chuyên môn cao.

14. Thiết kế âm thanh

Một nhà hàng cần đắp ứng đủ tất cả các giác quan của thực khách. Khung cảnh, mùi thơm, hương vị và cảm giác, nhưng còn âm thanh thì sao? Ví dụ, nhiều câu lạc bộ đêm sẽ thiết kế những khu vực mà bạn có thể dễ dàng nói chuyện với một người bạn mới mà bạn gặp trên sàn nhảy, nơi thậm chí bạn chẳng nghe thấy mình nghĩ gì. Một ví dụ khác là phòng vệ sinh, khu vực mà bạn không muốn bị làm ồn bởi bất cứ âm thanh nào cả. Thiết kế âm thanh thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Phần 1 : 18 điều cần nhớ khi thiết kế nhà hàng (Phần 1)

Phần 3: 18 điều cần nhớ khi thiết kế nhà hàng (Phần 3)