Sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh nhà hàng vô cùng khắc nghiệt, chính vì vậy, là một chủ nhà hàng thông thái, bạn phải thật linh hoạt trong việc sử dụng chiến lược Marketing để thu hút khách hàng. Bài viết này có thể giúp bạn với 25 ý tưởng Marketing cho nhà hàng để cải thiện tình hình kinh doanh cũng như nhận được sự chú ý của mọi người, dù không nằm trong khu vực kinh doanh của bạn.
#8 Đẩy mạnh UGC
UGC tạm dịch là xu hướng người dùng tự tạo ra nội dung, nó bắt đầu phát triển ở Việt Nam từ năm 2011. Đây là một cách tuyệt vời để phát triển sự tham gia của cá nhân và tạo sự thân mật với người sử dụng. Tổ chức một cuộc thi ảnh bằng cách yêu cầu khách hàng chia sẻ bữa ăn yêu thích của họ tại cơ sở của bạn trên một trang chuyên dụng nội dung hoặc qua mạng xã hội khác nhau. Hãy xem xét rồi trao cho một số thí sinh may mắn ngẫu nhiên với một món khai vị miễn phí hoặc giải thưởng hấp dẫn khác!
#9 Hiển thị toàn bộ nhân viên của bạn
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống hằng ngày, mọi hoạt động gần như đã được tinh giản, tự động hóa khiến sự xuất hiện của con người ngày càng khan hiếm. Bạn có những nhân viên đáng tự hào, tại sao không cho họ xuất hiện trước mặt khách hàng? Khi họ sang cảm thấy hạnh phúc, mỉm cười với khách hàng, phục vụ chu đáo nhiệt tình, thì điều đó càng đáng để khách hàng biết.
Hành động này cũng giúp bạn tăng thêm điểm danh tiếng cho chính nhà hàng của mình, một nơi không chỉ có thức ăn ngon và dịch vụ vô cùng tốt chính là những điều khách hàng sẽ nói về bạn với những người khác.
#10 Giám sát chặt chẽ chiến lược truyền thông mạng xã hội
Các chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng, là điều không thể phủ nhận trong thời đại ngày nay. Tờ rơi phát trên đường phố, trước nhà hàng dường như sẽ không còn sử dụng được nữa.
Thông thường, các nhà hàng với sự hiện diện phương tiện truyền thông xã hội mạnh mẽ như là một phần của kế hoạch tiếp thị nhà hàng thành công và trong ngành công nghiệp thực phẩm cạnh tranh, bỏ qua phương tiện truyền thông xã hội được xem như một “án tử hình”.
Tất nhiên bạn sẽ muốn tạo một trang kinh doanh Facebook và một tài khoản Twitter để chia sẻ những chương trình giảm giá đặc biệt, phiếu giảm giá độc quyền, hình ảnh của các món ăn mới nhất của mình, và thông báo những nội dung tin tức riêng của bạn. Nhưng việc thiết lập tài khoản của bạn chỉ là một nửa công việc, bạn cũng cần phải bắt kịp mọi hoạt động, xu hướng mới nhất đang diễn ra trên các mạng xã hội.
Có nhiều công cụ quản lý phương tiện truyền thông xã hội lớn miễn phí và bản trả tiền đương nhiên sẽ đầy đủ tiện ích như HootSuite hay Buffer.
#11 Hợp tác cũng những trang tin ẩm thực
Một mẹo nhỏ trong quá trình tiếp thị cho một nhà hàng rằng khi bạn đề cập đến một quán ăn hay nhà hàng trên một trang tin hoặc tạp chí, chắc chắn hãy thể hiện những mặt tốt nhất của bạn để thông qua phương tiện truyền thông có dịp khoe mẽ với khách hàng. Người hâm mộ sẽ tự truyền tay nhau và háo hức được đến nhà hàng của bạn để thưởng thức những món ăn ngon hoặc trải nghiệm không gian tuyệt vời nhất. Đương nhiên, đó phải là những trang tin có uy tín với cộng đồng người dùng.
#12 Thiết lập Google Alerts
Google Alerts thông báo cho bạn khi tên nhà hàng của bạn (hoặc những từ khóa được chỉ định khác) xuất hiện trong nội dung web! (Nếu Google Alerts không làm việc cho bạn, hãy thử sử dụng một ứng dụng giám sát web).
#13 Bắt đầu một Blog
Tạo ra một Blog riêng cho nhà hàng của bạn là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng và lôi kéo người dùng tham gia. Blogs cung cấp cơ hội để thử nghiệm những điều thú vị nhất từ nhà hàng của bạn khi chia sẻ với tất cả mọi người, những thành công, khó khăn, câu chuyện kinh doanh,…hoặc mẩu chuyện hài hước, mẹo nhỏ nấu ăn hàng ngày từ những đầu bếp chuyên nghiệp của nhà hàng hay bất cứ điều gì khác mà bạn nghĩ khách hàng sẽ quan tâm.
Blog là một dự án lớn với nhiều doanh nghiệp nhưng bạn nhất thiết nên có nó, dù tạo cho nó đơn giản hay phức tạp là tùy vào bạn. Bạn không cần phải được liên tục đăng bài (chất lượng hơn số lượng), nhưng nó thiết lập cho bạn cơ hội thông báo những điều bạn muốn với người quan tâm.
#14 Tiếp cận những Blogger ẩm thực (Người đánh giá, chuyên gia ẩm thực)
Khi bạn có một nhà hàng mới, bạn chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những đánh giá hoặc đôi khi là những lời nói cường điệu về nhà hàng của mình. Một cách tuyệt vời để có được đánh giá trên web là mời các blogger ẩm thực đến nhà hàng của bạn và trực tiếp thưởng thức những món ăn, chắc chắn là miễn phí. Họ sẽ có cơ sở để nhận xét, đánh giá và cho bạn những phản hồi tích cực, có uy tín trước khách hàng. Kinh nghiệm của họ chính là những gì khách hàng cần khi cân nhắc một nhà hàng mới, họ sẽ theo những đánh giá của chuyên gia.
Bạn có thể không hoàn toàn yêu cầu một đánh giá tích cực, vì điều đó chưa chắc đã đúng với nhà hàng của bạn nhưng đó cũng có thể là cơ sở để bạn hoàn thiện những món ăn của mình hoặc một số nhà hàng lấy đó là cớ gây sự chú ý với khách hàng. Một số blogger có thể từ chối lời mời của bạn, nhưng đừng bao giờ từ bỏ vì ngày nay cũng có không ít blogger ẩm thực. Đôi khi bạn cũng cần linh hoạt hơn trong vấn đề tài chính để mời được họ đến nhà hàng vì chẳng có điều gì là miễn phí cả.
Những blogger nổi tiếng, uy tín có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn chỉ sau một số đánh giá, thậm chỉ chỉ cần lên tiếng hoặc viết lên vài dòng nội dung trên các trang mạng xã hội đề cập đến một quán ăn ngon cho dân sành ăn là xem như nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn đã được đền đáp.
#15 Kiểm tra chi tiết thông tin của nhà hàng trực tuyến
Trong một cuộc khảo sát khách hàng gần đây nhất, người ta thống kê được trong thực tế có đến 89% người tiêu dùng tìm kiếm và nghiên cứu nhà hàng trên trực tuyến trước khi ra quyết định ăn gì, ở đâu. Đây là lý do tại nhà hàng trực tuyến lại quan trọng đến vậy và bạn nên đảm bảo những thông tin trên đó là chính xác, được cập nhật thường xuyên, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, giờ, thực đơn hiện tại,….
#16 Chú trọng việc nhận diện thương hiệu nhà hàng
Xây dựng bản sắc thương hiệu nhà hàng của bạn có thể sẽ ảnh hưởng lớn về hiệu suất hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội. Mục tiêu của bạn là xây dựng cho bạn bản sắc riêng so với những nhà hàng xung quanh nhưng phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Liệu những khách hàng quen thuộc thích địa điểm ăn uống nhẹ nhàng, lành mạnh hay thích một nhà hàng sôi động với rượu, bia. Trước hết phải hiểu được khách hàng của bạn là ai, họ muốn gì khi đến một nhà hàng sau đó mới định hình, xây dựng thương hiệu phù hợp với đối tượng đó.
(Còn tiếp)
}