3 mối quan tâm tài chính chủ yếu của chủ nhà hàng

Chủ nhà hàng là người trải nghiệm từng vấn đề tài chính và thách thức mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp ẩm thực phải đối mặt. Những thay đổi thực đơn nhà hàng theo những chuẩn mực nhất định và một số chiến lược khuyến mại thu hút khách hàng dường như không hẳn là những chiến lược để duy trì sự tồn tại của một nhà hàng bởi lẽ, doanh nghiệp tồn tại dựa trên những vấn đề tài chính.

nhà hàng

Tất nhiên, sự tung húng tài chính và giải pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả chưa chắc đã kéo lại được nguồn doanh thu thất thoát nhưng kế toán chính xác, hàng tồn kho có tổ chức, phương pháp giảm thiểu chất thải và chi phí hoạt động có thể thực hiện các hoạt động bên lề nhằm tạo cơ sở sinh lợi nhuận cao và có doanh thu cực kỳ hấp dẫn cho các chủ sở hữu nhà hàng.

Vấn đề mà chủ nhà hàng luôn phải đối mặt

Ba vấn đề lớn mà chủ sở hữu nhà hàng phải đối mặt bao gồm các chi phí điều hành quá cao so với tổng doanh thu; kế toán và kiểm soát hàng tồn kho kém và thất bại trong việc xem xét thống kê tài chính quan trọng để điều chỉnh kịp thời.

#1 Chi phí điều hành quá cao so với tổng doanh thu

nhà hàng

Gần như tất cả các nhà hàng trong những năm đầu thậm chí một vài năm sau đó vẫn hoạt động trên nền lợi nhuận thấp vì cấn số lượng lao động lớn và thức ăn đã chiếm từ 60 – 70% tổng doanh thu. Không giống như các chi phí cố định, chủ nhà hàng có thể kiểm soát các tỷ lệ phần trăm của chi phí thay đổi nhãn hiệu, cắt giảm chi phí lao động, giảm giá trị thị phần hoặc tăng giá các món ăn trong thực đơn. Nếu lao động và chi phí thức ăn vượt quá 70 phần trăm, bất cứ nhà hàng nào cũng có thể gặp rắc rối vì bạn nên nhớ, khi một nhà hàng đi vào hoạt động, không chỉ có hai loại chi phí này.

Một số giải pháp cho vấn đề này:

  • Chủ động quản lý để có thể cắt giảm chi phí lao động hợp lý, từ đó, lập kế hoạch hiệu quả hơn;
  • Xử lý vấn đề chất thải và trộm cắp (hai vấn đề tồn tại ở nhiều nhà hàng và đang dần trở nên nan giải, nơi mà những nhân viên không cảm thấy hứng thú với công việc, chỉ biết ngồi nói chuyện, tụ tập mà không chuẩn bị đơn đặt hàng của khách một cách chính xác);
  • Kiểm soát khẩu phần ăn của người lao động là rất quan trọng, đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu nhà hàng thường thành công do họ kiểm soát nghiêm ngặt khẩu phần của đội ngũ nhân viên (Tôi không muốn nói đến vấn đề bóc lột sức lao động ở đây; bởi có làm như thế doanh nghiệp của bạn cũng chẳng tồn tại được lâu; ý của tôi là sự cân nhắc và tính toán hợp lý);
  • Kiểm toán viên nên có thêm trách nhiệm theo dõi và xác định các đầu bếp hoặc nhân viên phục vụ có mắc quá nhiều sai lầm hay không hoặc các nhân viên có hoàn thành nhiệm vụ hay không, thực hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả hay không?…Mọi vấn đề liên quan để chất lượng làm việc và phục vụ khách hàng;
  • Bạn cũng có thể theo dõi và cắt giảm nhân sự trong những giờ không phải cao điểm, cần ít nhân viên để tiết kiệm chi phí hơn.

#2 Kế toán và kiểm soát hàng tồn kho kém

nhà hàng

Nhà hàng cũng là một hình thức doanh nghiệp và chủ sở hữu cần phải nắm được những thông tin kế toán một cách chính xác nhất và bao gồm cả tất cả các thông tin tài chính. Những vấn đề chung như không đếm phiếu quà tặng khi trao cho khách hoặc còn dư lại; sai sót thuế bán hàng và để đọng lại quá nhiều hàng tồn kho. Vấn đề hàng tồn kho tưởng chừng như nhỏ nhưng thực ra nó là yếu tố quan trọng trong việc hình thành lợi nhuận của nhà hàng; bởi vậy hãy kiểm soát nó chặt chẽ:

  • Hàng tồn kho tiêu biểu cho một nhà hàng đầy đủ dịch vụ không được vượt quá chuỗi hàng cung cấp cho 7 ngày;
  • Hàng tồn kho dư thừa dẫn đến trộm cắp, thiệt hại do tai nạn, hư hỏng và nhân viên nhà bếp khó khăn trong việc kiểm soát đúng;
  • Không lưu giữ hồ sơ kiểm kê hàng ngày hoàn toàn gây khó khăn trong việc phát hiện tổn thất thực phẩm hoặc tính toán chi phí thực phẩm theo tỷ lệ doanh số bán hàng;
  • Hàng tồn kho dư thừa còn có thể làm ảnh hưởng đế nguồn vốn hoạt động nhà hàng, trong đó có thể được sử dụng cho các mục đích tài chính khác.

#3 Thất bại trong việc xem xét thống kê tài chính quan trọng để điều chỉnh kịp thời

nhà hàng

Báo cáo tài chính là một công cụ quản lý hữu hiệu nhưng chúng không thể phát huy hiệu quả nếu chủ sở hữu hay người quản lý nhà hàng không xem xét chúng hằng ngày/tuần. Báo cáo hằng ngày/tuần có thể hiển thị chi phí lao động hoặc thực phẩm đột nhiên tăng bất thường; chỉ ra được những tổn thất không rõ nguyên nhân hoặc phát hiện kịp thời một số chi phí lãng phí cho bữa ăn nhân viên; giảm giá không đúng mặt hàng, thời điểm hoặc các bữa ăn phụ quá nhiều làm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà hàng. Tất cả điều đó sẽ được chủ nhà hàng sớm nhận ra nếu như họ chịu khó dành chút thời gian để xem xét những báo cáo chi phí quan trọng đó.

  • Những nhà hàng mới thành lập thường không cập nhật chi phí của mình một cách thường xuyên do họ còn có quá nhiều vấn đề cần lo, điều này dẫn đến việc hạch toán tăng giá;
  • Dựa vào số dư ngân hàng mà không xem xét tài khoản phải trả và chi phí cố định được phân bổ trong từng thời kỳ cũng khiến doanh thu nhà hàng có nguy cơ giảm đáng kể;
  • Các chủ nhà hàng thường không thuê nhân viên công nghệ thông tin hoặc các nhà phân tích tài chính để phát hiện vấn đề tài chính nội tại của nhà hàng, vì vậy họ cần phải làm quen với việc tự tiếp nhận các thông tin từ báo cáo;
  • Kỹ năng xử lý các vấn đề tài chính cũng quan trọng cho các chủ nhà hàng như kỹ năng nấu nướng và quản lý và chủ sở hữu nhà hàng không có kinh nghiệm trong việc ủy quyền những nhiệm vụ cho kế toán viên, luật sư hay sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng.

FINANCIAL CONSUMER AGENCY OF CANADA - November is FLM

Nhà hàng dù lớn hay nhỏ, đã thành lập thời gian ngắn hay dài thì đều phải đối mặt với những thách thức tài chính tương tự nhau; có chăng khác là trong từng giai đoạn hay mức độ. Ngoài ra, chủ nhà hàng phải đối mặt với những vấn đề có nguy cơ thường xuyên xảy ra với một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm như sự hư hỏng thực phẩm, thực phẩm bị lãng phí do những nhân viên ăn trong giờ làm việc hoặc ăn trộm. Thực phẩm chính là công cụ để nhà hàng tạo nên xu hướng ăn uống, điều chỉnh theo mùa, giữ lại những khách hàng trung thành hoặc cố gắng làm mới nhà hàng. Trong đó có lẽ quản lý tài chính bao gồm các vấn đề về thực phẩm, nhân viên và những vấn đề phát sinh có lẽ nên được ưu tiên hàng đầu bởi những vấn đề liên quan đến giá trị tiền thường khá nhạy cảm trong mọi trường hợp và đôi khi nó làm một chủ nhà hàng giỏi nấu ăn và giỏi quản lý đội ngũ nhân viên không thể vượt qua và gặp thất bại vì không thực sự giỏi trong việc kiểm soát vấn đề tài chính nhà hàng của mình.

(Nguồn: Goumetmarketing)