4 bài học kinh doanh từ Starbucks tại Brazil

Cà phê Starbucks bước vào thị trường Brazil với tư cách là “người đến muộn” sau nhiều năm khi 2 Công ty nhượng quyền thương mại khách tại Mỹ là McDonald và Pizza Hut.

bài học kinh doanh

Bài viết này sẽ không nói đến chất lượng cà phê hay việc khẳng định thương hiệu toàn cầu của Starbucks nữa mà chúng tôi muốn hướng đến những bài học thương hiệu khi một Công ty quyết định gia nhập một thị trường mới trong vòng 4 năm qua, và ví dụ được lấy là Brazil.

#1 Chưa bao giờ là quá muộn

Ngay sau khi Starbucks tiến xuống khu vực Nam Mỹ, cụ thể là vào thị trường Brazil, đã có rất nhiều giới chuyên môn đánh giá đó là một động thái quá muộn của một ông lớn trong ngành cà phê thế giới, rằng họ đã mắc sai lầm. Tuy nhiên, Starbucks đã chứng minh một điều ngược lại.

Tương tự như với thị trường Trung Quốc, Starbucks cũng chưa bao giờ là nhà tiên phong cho thị trường mới này, họ cũng đến sau những thương hiệu đình đám khác trong đó có McDonald với đại diện McCafe. Tuy nhiên, Starbucks vẫn đạt được thành công vang dội.

bài học kinh doanh

Người ta cho rằng một tập đoàn Mỹ cố gắng thử bán cà phê tại Brazil (quốc gia đứng top đầu về lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới) cũng chỉ giống như họ đang cố gắng bán cát trong sa mạc Sahara. Tuy nhiên, Starbucks đã làm được một điều không tưởng khi giành được phân khúc thị trường từ tay những thương hiệu cà phê lớn nội địa như Fran hay Caffe Ponto.

Starbucks bắt đầu lối đi của họ và phát triển kinh doanh tại Brazil từ tháng 6 năm 2006.

#2 Starbucks thực hiện những nghiên cứu khả thi

Brazil được biết đến như vùng đất của cà phê nhưng có điều người Brazil thì hoàn toàn không thích cà phê. Thông thường cà phê bạn mua ở các cửa hàng cà phê tại Brazil có chất lượng cực kém, được chuẩn bị bởi những nhân viên không lành nghề.

Qủa thực rất khó để tìm được một cốc cà phê ngon trong những cửa hàng với mác “cà phê xuất khẩu” nơi mà người pha cà phê và người dọn dẹp bàn ăn không có sự phân biệt quá rõ ràng.

Tại Brazil, cà phê được tiêu thụ nhiều hơn như một loại nước giải khát, trong khi ở một vài nơi trên thế giới, cà phê được bán đi như một loại đồ uống thường ngày. Người Brazil uống cà phê luôn cho rất nhiều kem và sữa. Điều này làm mất đi hương vị thuần của cà phê. Tuy nhiên, Starbucks cũng biết chiều lòng những vị khách khó tính khi phát triển những dòng sản phẩm riêng tại đây.

bài học kinh doanh

Điều quan trọng trong kinh doanh không phải là bạn bán gì mà là khách hàng thực sự muốn gì. Làm họ thỏa mãn, bạn sẽ thành công.

#3 Starbucks nhấn mạnh đến từ “địa phương hóa”

Điều đầu tiên khi mà bạn gia nhập một thị trường mới là “địa phương hóa” tất cả những gì bạn sở hữu từ thiết kế nhà hàng, sản phẩm đến cung cách phục vụ. Starbucks đã thực hiện điều này quá xuất sắc khi nội địa hóa thành công dòng sản phẩm của họ mà không làm thay đổi những trải nghiệm thực sự.

Starbucks “nội địa hóa” loại cà phê Cappuccino truyền thống của họ thành một sản phẩm mới với tên gọi “Doce de Leite”. Đây là một loại kem truyền thống của Brazil được làm từ sữa và đường, không có si rô, cũng không giống bất cứ loại caramel bạn từng thưởng thức.

bài học kinh doanh

Khách quan mà nói thì vị của caramel syrup và vị của Doce de Leite giống hệt nhau. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp nó với Cappuccino thì không thích hợp. Starbucks hiểu điều này vì họ đã nghiên cứu vị giác của người Brazil rất kỹ. Tại đây người ta sử dụng Doce de Leite như một loại kem ưa thích của những đứa trẻ khi ăn cùng bánh quy. Chúng đã kết hợp với nhau từ rất lâu rồi. Starbucks đã đưa Cappuccino khéo léo vào sản phẩm truyền thống để tạo nên một loại đồ uống địa phương.

bài học kinh doanh

Starbucks cung cấp Cappuccino của họ của caramel syrup của Brazil nhưng sau cùng vẫn phải giữ lại hương vị đậm đà của loại cà phê này và đừng quên nó có vị rất ngọt giống hệt với phiên bản kem truyền thống của người dân ở đây.

#4 Chọn nguồn nhân lực một cách cẩn thận

Làm việc ở nước ngoài không phải dễ và ở Brazil cũng như vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ tồn tại lâu ở một thị trường mới khi bạn thuê đúng người và làm sao để người dân bản địa chấp nhận bạn. Đôi khi các doanh nghiệp nước ngoài hiểu sai rằng những người dân địa phương chỉ trung thành và làm việc cho những Công ty tại địa phương họ.

bài học kinh doanh

Tuy nhiên, Starbucks đã phân biệt mình với các đối thụ cạnh tranh địa phương cho quá trình tuyển chọ nguồn nhân lực gắt gao. Tuyển đúng người chứ không tuyển đủ người.

Người Brazil rất dễ mến, thân thiện và có lòng trung thành cao. Tuy nhiên, điều ngược đời là ở bất cứ cửa hàng nào tại Brazil, bạn sẽ thấy những nhân viên thực sự chăm sóc khách hàng chẳng thân thiện như bạn vẫn nghĩ. Họ chỉ xem công việc của họ là thu tiền sau khi trao một cốc cà phê được lọc thủ công qua màng chắn nước.

Và khi Starbucks đến đây, mọi thứ đã thực sự thay đổi. Họ tuyển chọn và đào tạo những nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn và quan trọng là thái độ phục vụ cực kỳ thân thiện. Họ trung thành với thương hiệu mình đang làm. Starbucks sử dụng chính người Brazil để thu hút sự chú ý của những người Brazil khác, cũng là một lý do mà người ta muốn quay trở lại những cửa hàng Starbucks nhiều hơn.