5 điều bạn không bao giờ nên nói với khách hàng

Kế toán, Marketing, Tài chính, Luật hay Bất động sản. Đặc điểm chung của các ngành này là gì? Dù cho là doanh nghiệp lớn mạnh hay kém phát triển thì đều có sự trao đổi và làm việc với khách hàng.

doanh nghiệp

Trong kinh doanh, mối quan hệ với khách hàng là độc nhất. Bất kì khách hàng nào cũng nên tin tưởng vào chất lượng dịch vụ họ nhận được từ doanh nghiệp, kì vọng vào những sản phẩm tuyệt vời nhất  và có những sự kết nối mở với nhà hàng thông qua điện thoại hoặc email.

Marketing, thiết kế đồ họa, luật sư, kế toán, … hay bất kì một ngành nghề nào thì cũng cần có trách nhiệm phục vụ khách hàng một cách tận tâm nhất và tránh để khách hàng phàn nàn về bất cứ vấn đề gì. Làm như vậy bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, vững bền và ngày một phát triển với các khách hàng.

1.    “Bạn sẽ yêu thích những ý kiến này”
Nghe có vẻ tích cực và lạc quan. Làm sao để nói với khách hàng của mình rằng họ chắc chắn sẽ yêu thích những ý tưởng của bạn. Khách hàng muốn tự đưa ra quyết định. Họ sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái nếu bạn cứ cho rằng ý tưởng của bạn là tốt và họ chắc chắn sẽ yêu thích những ý tưởng đó, bởi họ sẽ thấy rằng bạn đang tự đưa ra quyết định mà không cần xem suy nghĩ và thái độ của họ như thế nào.

Việc cứ khăng khăng nói với họ rằng họ sẽ thích ý tưởng đó, bạn vô tình đã bỏ qua những khả năng rằng có thể họ không thích cái bạn đang cố nói với họ. Thay vào đó, hãy nói những câu như là “Chúng tôi nghĩ bạn có thể sẽ hứng thú với điều này”, “Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy được giá trị của ý tưởng này”. Tiếp theo, hỏi họ xem cái họ thật sự muốn là gì và doanh nghiệp tiếp thu những ý kiến phản hồi đầy chân thành của khách hàng. Như vậy, khách hàng cua bạn sẽ thấy rằng bạn rất coi trọng giá trị của họ và họ đươc tôn trọng.

2.    “Tôi có thể cung cấp tất cả các dịch vụ cho mọi vấn đề mà bạn mong muốn”

Có lẽ ta sẽ không nói chính xác từng từ trong câu nói trên nhưng khách hàng cũng sẽ không bao giờ tin rằng bạn có thể cung cấp cho họ bất kể những gì họ mong muốn. Trên thực tế, bạn khó có thể cung cấp tất cả mọi thứ đến cho khách hàng của mình. Nếu khách hàng của bạn thật sự yêu cầu một dịch vụ nào đó mà bạn không thể đáp ứng được thì hãy gợi ý cho họ một ai đó hoặc một dịch vụ nào đó có thể đáp ứng được yêu cầu ấy. Và cuối cùng, nhờ đó mà khách hàng sẽ đánh giá rất cao sự thành thực đáng quý này của bạn.

3.    “Khách hàng gần đây nhất của tôi nói rằng “bla bla bla”

doanh nghiệp
Giữ vững sự trung thực và sự tôn trọng dành cho khách hàng của mình là yếu tố then chốt.  Nhiều khách hàng luôn quay lại tiếp tục sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ năm này qua năm khác đơn giản là vì họ đã xây dựng được một niềm tin vững chắc cho  khách hàng. Nếu bạn nói về các khách hàng khác hay tám chuyện ở những nơi công cộng hay trong nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp của bạn, thì điều ấy chỉ ra rằng bạn không hề đáng để tin cậy. Luôn luôn giữ một thaí độ nghiêm túc khi làm việc và tránh việc nói chuyện về người khác khi không cần thiết. Đó là cách dễ dàng nhất để giữ được niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng dành cho bạn, và giữ được thái độ nghiêm túc, chính trực trong công việc kinh doanh mà bạn đang theo đuổi.

4.    “Vấn đề của bạn là X, Y, Z”

doanh nghiệp
Nói đi nói lại về vấn đề của họ là một trong những cách nhanh nhất khiến khách hàng của bạn muốn ra về và không muốn tiếp tục nói chuyện. Hầu như, các khách hàng đều hiểu rõ vấn đề mà họ đang mắc phải và đó là lí do tại sao họ đến chỗ của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung giải quyết vấn đề. Hỏi khách hàng về mục tiêu mà họ muốn hướng tới trong tương lai, vấn đề họ cần phải vượt qua là gì. Rồi tiếp đến, nói cho họ biết doanh nghiệp của bạn có thể làm những gì để giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. Nhân sự tiếp cận này, đưa cho khách hàng những dịch vụ thú vị mà bạn đang có và khi ấy cơ hội làm việc hay hợp tác với khách hàng sẽ có thể đến với bạn.

5.    “Tôi đã học nó trong trường học kinh doanh”

doanh nghiệp
Trong xã hội hiện nay, nếu bạn chỉ học được những mớ lí thuyết khô khan tại các trường dạy kinh doanh thì điều đó không thể chứng minh bạn là chuyên gia hay những nhà kinh tế được bởi khách hàng sẽ chỉ thấy rằng mọi thứ bạn biết đều như lấy ra từ những cuốn sách giáo khoa, không hề có chút kinh nghiệm thực tế hay những bài học rút ra từ những năm tháng thăng trầm trên con đường kinh doanh. Một phần công việc của bạn là truyền niềm tin đến cho khách hàng rằng họ đã chọn đúng chỗ, đúng nhà tư vấn cho công việc của họ.

Nếu bạn muốn thể hiện ra với khách hàng rằng doanh nghiệp của bạn có khả năng làm tốt công việc đó, có kiến thức đầy đủ để có thể giải quyết tốt công việc thì hãy chỉ ra cho họ thấy số năm kinh nghiệm của bạn, những khách hàng trong quá khứ đã từng làm việc hợp tác với bạn, hay nêu ra những Công ty mà bạn đã từng hợp tác. Điều đó sẽ giúp xây dựng sự tin tưởng của khách hàng dành cho bạn, họ sẽ cảm thấy vui vẻ, hoàn toàn yên tâm về chuyên môn của bạn và sẵn sàng tiếp nhận những lời khuyên của bạn.

Cái bạn nói và bạn làm như thế nào sẽ giúp xác định được chất lượng và độ dài trong mối quan hệ của bạn với khách hàng. Nhớ rằng, nghĩ trước khi nói bất kì điều gì sẽ giúp bạn đi một đoạn đường dài trong việc gây dựng niềm tin với những đối tác làm ăn.

Theo Bplans