7 loại chi phí không mong muốn khi mới mở nhà hàng

Một điều nhà hàng mới lúc nào cũng mong đợi là những bất ngờ, tuy nhiên không phải sự bất ngờ nào cũng là món quà, có nhiều thứ ẩn phía sau một nhà hàng hoàng tráng, đó cũng chính là lý do có nhiều nhà hàng mới mở thất bại trong 3 tháng đầu tiên. “Khoảng 80% chủ nhà hàng thất bại vì họ đánh giá quá thấp vốn cần thiết để bắt đầu hoạt đông kinh doanh của mình”, David Kincheloe, chủ tịch Hiệp Hội Tư vấn Nhà hàng Quốc Gia cho biết.

7-loai-chi-phi-khong-mong-muon-cho-nha-hang-moi-mo (4)

Dù bạn lần đầu tiên thành lập nhà hàng hoặc bạn đã làm chủ 4 nhà hàng trước đó thì vẫn luôn có những loại chi phí bất ngờ mà bạn khó thể nào kiểm soát được. Đó là điều đã được minh chứng bởi những chủ nhà hàng tại thành phố New York, Mỹ. Lời khuyên của họ là bạn nên để ra riêng một khoản tiền ít nhất là 10% ngân sách của mình cho những loại chi phí phát sinh đó.

Dưới đây là những thống kê của các chuyên gia tài chính về 7 loại chi phí dù bạn có muốn hay không thì nó vẫn sẽ xuất hiện tại nhà hàng của bạn trong tháng kinh doanh đầu tiên:

#1 Nguyên liệu thiết kế

Hầu hết các chủ nhà hàng mới đều đã mường tượng ra trong đầu mình rằng họ cần phải làm gì với nhà hàng của mình, thiết kế ra sao, thậm chí còn có bảng thiết kế và ước tính nguyên liệu chi tiết, tuy nhiên, thực tế vẫn luôn phát sinh thêm chi phí nguyên liệu trong quá trình thiết kế nhà hàng. Đó có thể là những thay đổi bất ngờ, làm ảnh hưởng đến ngân sách của bạn. Bạn chọn một thiết kế nào đó nhưng nửa chừng dự án, bạn chợt nhận ra nó không phù hợp với thực tế nhà hàng của mình, bạn buộc lòng phải hủy nó đi và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ nâng cấp đến vật liệu đắt tiền hơn.

#2 Chi phí xây dựng bất ngờ

7-loai-chi-phi-khong-mong-muon-cho-nha-hang-moi-mo (5)

Khi xây dựng, bạn khó thể nào mà thấy được những gì đang diễn ra sau một bức tường. Bạn có thể chợt phát hiện ra rằng mình cần lắp thêm một ổ điện ở đây hay ở kia hoặc một số thiết bị nối từ nơi này đến nơi khác. Đó có thể là những thay đổi nhỏ chỉ ngốn của bạn số tiền không quá lớn.

Hay đối với những nhà hàng nhỏ, có mức vốn khởi điểm thấp, bạn không có khả năng xây mới mặt bằng kinh doanh, khi đó việc thuê lại cơ sở kinh doanh cũ và sửa lại chắc chắn sẽ làm chi phí của bạn tăng cao. Như đường ống nước lúc đầu trông hoạt động khá ổn, nhưng sau đó, bạn chợt phát hiện ra mình cần phải thay mới nó hoặc cánh cửa cuốn ra vào cũng thế,…những vấn đề ngoài dự tính của bạn có thể ập đến liên tục trong quá trình xây dựng.

#3 Yêu cầu của đầu bếp

7-loai-chi-phi-khong-mong-muon-cho-nha-hang-moi-mo (3)

Nếu bạn bắt đầu xây dựng nhà hàng và cần thuê đầu bếp ngoài, chi phí của bạn chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể. Bạn có thể dựng một thực đơn truyền thống nhưng các đầu bếp muốn một cách tiếp cận khác đến bàn ăn của khách hàng, vì vậy đơn hàng đầu tiên của bạn sẽ đắt hơn rất nhiều vì những thứ cần thử nghiệm, bởi bạn không có chuyên môn nên thường nghe theo ai đó được xem là rành rọt hơn trong lĩnh vực này, đây là điều đương nhiên.

Đầu bếp thường yêu cầu các thiết bị nhà bếp tốn kém – hoặc thiết bị được sắp xếp lại, đòi hỏi hệ thống điện. Giả sử bạn xây dựng một nhà bếp cho một đầu bếp người bỏ đi trước khi mở cửa hàng, sau đó một đầu bếp mới muốn thay đổi nhiều hơn. Điều đó có thể khiến chi phí của bạn tăng lên gấp 2 – 3 lần vì mọi thứ phải bắt đầu lại từ con số 0.

Rất nhiều chủ nhà hàng lâu năm chia sẻ rằng những chủ nhà hàng mới có “nguy cơ” bị đầu bếp “dắt mũi” nhiều hơn và họ để mặc cho đầu bếp quyết định mọi chuyện thậm chí liên quan đến vấn đề tài chính, họ cũng không đủ khả năng để quyết định.

#4 Chi phí thực phẩm

7-loai-chi-phi-khong-mong-muon-cho-nha-hang-moi-mo (2)

Chủ nhà hàng mới mở còn khá lạ lẫm với ngành công nghiệp nhà hàng, đa phần họ đánh giá thấp chi phí thứ ăn và chi phí của các loại nguyên liệu cần thiết để tạo nên món ăn đó. Ví dụ bạn muốn phục vụ món Hamburger, nhất định bạn sẽ phải nghĩ đến chi phí mua nguyên liệu cho các món ăn kèm như khoai tây chiên, sốt cà chua, thậm chí cả khăn giấy.

Và mặc dù bạn đã có ngân sách riêng cho thực đơn mới nhưng chắc chắn điều đó còn bị thay đổi. Đối với những nhà hàng mới mở, ít nhất 25% suy nghĩ của bạn về thực đơn sẽ bị thay đổi cho lần thử nghiệm đầu tiên để điều chỉnh theo những gì khách hàng mong muốn hoặc ít nhất là bạn cảm thấy nó thực sự phù hợp với nhà hàng của mình. Mục trình đơn mới lại đòi hỏi thiết bị mới, chi phí sẽ lớn hơn.

#5 Các loại giấy phép và giấy tờ liên quan

Những chi phí giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh nhà hàng thường ập đến chủ nhà hàng mới một cách bất ngờ bởi nhiều người chưa nắm rõ những quy định để thành lập một nhà hàng mới cần những thủ tục gì, những thiếu sót cần bổ sung là điều khó tránh. Rất nhiều địa phương, vùng miền yêu cầu rất nghiêm ngặt về việc kinh doanh trên địa bạn họ quản lý.

Nhiều chủ nhà hàng “đen đủi” đến mức khi xây xong nhà hàng rồi, họ bị buộc phải phá đi xây lại mặt trước của nhà hàng mình với lý do không phù hợp với quy định xây dựng của địa phương. Hay rất nhiều giấy tờ khác về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng,…mà nhà hàng nào cũng cần có cho hoạt động kinh doanh của mình.

#6 Đào tạo nhân viên mới

7-loai-chi-phi-khong-mong-muon-cho-nha-hang-moi-mo (1)

Ngay cả một chủ nhà hàng mới mở cũng đều nhận ra tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Họ có thể là những người đã từng làm công việc này trước đó ở nhà hàng khác hoặc là người chưa hề có kinh nghiệm gì nhưng khi vào một nhà hàng mới chắc chắn còn những điều lạ lẫm, bỡ ngỡ. Công việc của bạn là đào tạo họ lại từ những bước căn bản nhất để xây dựng đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp. Việc này cũng sẽ ngốn của bạn số tiền không nhỏ. Rất nhiều chủ nhà hàng xem nhẹ việc này và nghĩ rằng nhân viên của mình có thể tự học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc nhưng họ đã lầm và chắc chắn họ sẽ nhận được bài học đắt giá khi phục vụ những khách hàng đầu tiền.

Lời khuyên cho chủ nhà hàng mới rằng họ nên đào tạo bài bản nhân viên của mình 3 tuần trước khi nhà hàng chính thức đi vào hoạt động.

#7 Chi phí khác

Hầu hết các chủ nhà hàng không thể trích lập được danh sách các loại chi phí linh tinh phát sinh trước khi bắt đầu kinh doanh. Tất cả từ những điều nhỏ bé nhất, những loại chi phí không gọi tên và được xếp vào mục #7 chi phí khác.

Khi mở một nhà hàng, hãy nhớ rằng ngay cả với một ngân sách chi tiết và kinh nghiệm sẵn có, bạn sẽ vẫn gặp phải những chi phí không mong đợi. Hãy giữ đầu óc tỉnh tảo, chuẩn bị khoản tiền ngoài khoảng 10% ngân sách cho những gì chuẩn bị phát sinh, đó là cách nhà hàng của bạn hoạt động trơn tru và đừng quên gắn vào tâm trí mình: Tiết kiệm!