Quản lý nhà hàng sẽ quản lý toàn bộ nhà hàng, từ nhân sự, bếp, phục vụ,…
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ HÀNG
I/ THÔNG TIN CÔNG VIỆC:
Chức danh |
Quản lý nhà hàng |
Thời gian làm việc |
|
Bộ phận |
Nhà hàng |
Ca |
|
Quản lý trực tiếp |
Tổng quản lý |
Ngày nghỉ |
|
Quản lý gián tiếp |
Giám đốc điều hành |
|
|
II/ MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC:
Quản lý toàn bộ các hoạt động của bộ phận phục vụ, bar của nhà hàng ….tại chi nhánh được phân công./. |
III/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Stt |
Nhiệm vụ |
Diễn giải công việc |
1 |
Quản lý nhân viên |
– Đề xuất tuyển dụng các chức danh cho bộ phận nhà hàng. – Tham gia tuyển chọn và đào tạo NV mới. – Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng. – Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc. – Lên lịch công việc cho NV hàng tuần và điều chỉnh phát sinh. – Sắp xếp điều động nhân viên thực hiện công việc. – Đánh giá kết quả công việc và năng lực của NV định kỳ. – Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty.
|
2 |
Quản lý tài chính |
– Trực tiếp theo dõi số lượng tiền TIP hàng ngày. – Trực tiếp ký và theo dõi việc huỷ hoá đơn bán hàng hàng ngày.
|
3 |
Quản lý hàng hoá, tài sản |
– Trực tiếp ký duyệt mua thực phẩm hàng ngày liên quan đến bộ phận trực thuộc. – Trực tiếp kiểm tra và ký xác nhận phiếu yêu cầu xuất kho. – Theo dõi số lượng công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình cho tổng quản lý số lượng hư hỏng, mất mát. – Trực tiếp xử lý các loại món ăn bị hư hỏng. – Ký các phiều điều chuyển tài sản, thực phẩm, món ăn.
|
4 |
Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách |
– Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách. – Tổ chức việc theo dõi đánh giá sự thoả mãn của khách theo quy trình công ty. – Báo cáo Tổng quản lý kết quả giải quyết.
|
5 |
Quản lý đặt bàn |
– Đầu ca theo dõi lượng khách đặt, kiểm tra việc chuẩn bị đặt tiệc. – Trực tiếp lên hợp đồng và trình Tổng quản lý duyệt và tổ chức thực hiện. – Cùng bếp trưởng lên thực đơn hàng ngày và đặt tiệc.
|
6 |
Điều hành công việc |
– Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày. – Điều động nhân viên thực hiện công việc. – Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho NV. – Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của Tổng quản lý. – Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện. – Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công việc.
|
7 |
Quản lý tiêu chuẩn phục vụ |
– Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng. – Báo cáo kết quả các sự việc hàng ngày cho tổng quản lý. – Đề xuất cải tiến các hoạt động của nhà hàng.
|
8 |
Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao |
– |
IV/ CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY:
Stt |
Giờ |
Nội dung công việc |
1 |
Đầu giờ |
– Kiểm tra hình thức cá nhân. – Xem xét các công việc trong ngày, lịch đặt bàn. – Xem báo cáo, đề nghị.. của ngày hôm trước.
|
2 |
Trong giờ |
– Giải quyết các công việc phát sinh. – Thực hiện công việc theo bản mô tả, lịch công tác tuần và các kế hoạch, công việc liên quan. – Đi 1 vòng để kiểm tra toàn bộ hoạt động của nhà hàng vào mỗi đầu ca sáng và chiều.
|
3 |
Cuối giờ |
– Xem xét các công việc trong ngày, các việc còn tồn đọng . – Đi 1 vòng kiểm tra các bộ phận 1 lần cuối. – Làm báo cáo gửi giám đốc điều hành. – Tổng kết biên bản đánh giá công việc trong ngày.
|
V/ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:
Theo quy định chế độ báo cáo của công ty.
Ngày tháng năm 2014
Quản lý nhà hàng xác nhận
|
Phòng HCNS |