Gỉa sử bạn là một người đang có suy nghĩ xâm nhập vào thế giới tuyệt diệu của nhượng quyền thương mại và chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy thì bài báo này, chắc chắn là dành cho bạn.
Qủa thực thế giới nhượng quyền này vô cùng hấp dẫn, như những gì mà nó đã và đang thể hiện, tất nhiên đặc biệt nhất chính là phần thưởng hậu hĩnh về tài chính mà nó mang lại cho bất cứ ai sở hữu quyền làm chủ và thực hiện đúng những bổn phận, trọng trách của bản thân.
Đạt được một thương hiệu luôn là điều tốt đẹp, tuy nhiên quá trình phấn đấu, chứng minh tài chính, năng lực để giành quyền nhượng quyền thương mại lại khá gian nan. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn đơn giản hóa quy trình chuyển nhượng bằng cách đưa ra cái nhìn tổng thể về các bước quan trọng trong quá trình chuyển nhượng thương hiệu.
Bước 1: Thuê một cố vấn nhượng quyền thương hiệu
Ở giai đoạn đầu tiên, khi bạn đang cố gắng mua lại một thương hiệu, có lẽ bạn sẽ tự nói với bản thân nhiều làn rằng giai đoạn này chưa cần luật sư. Nhưng sự thật thì ngược lại, có một cố vấn, một luật sư hỗ trợ về những luật lệ kinh tế, những bước đi đúng đắn là điều vô cùng cần thiết. Bạn đang trong tiến trình trở thành một nhà kinh doanh, vậy nên bạn cần một luật sư kinh doanh.
Lấy ví dụ cụ thể về tầm quan trọng của việc thuê luật sư hay nhà cố vấn, đó chính là trong quá trình nhượng quyền thương hiệu, chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều thông tin bí mật của các thương hiệu, những tài liệu mà bạn chỉ có thể có được khi gặp mặt trực tiếp bên nhượng quyền. Đó có thể là những văn bản, những tài liệu hoặc hợp đồng dài đi kèm vô số các ràng buộc luật pháp, quyền lợi cũng như trách nhiệm của 2 bên. Những điều khoản này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới những lợi ích của nhà hàng bạn sau này, vì vậy liệu bạn có đủ thời gian để vừa ký, sắp xếp, xem xét kỹ lưỡng và tự tin vào ý kiến của bản thân? Hãy để cố vấn thực hiện chỉn chu ngay từ ban đầu.
Bước 2: Thu hẹp lại trọng tâm
Chọn đúng cơ hội nhượng quyền thương hiệu không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, lượng thương hiệu nhượng quyền ngày càng gia tăng, khiến bất cứ ai cũng phải choáng ngợp trước các lựa chọn. Đó là lý do vì sao việc thu hẹp trọng tâm lựa chọn là điều vô cùng quan trọng.
Hãy bắt đầu với một hoặc 2 kiểu nhà hàng nhượng quyền mà bạn ưa thích. Đảm bảo rằng chuỗi thương hiệu đó sẽ có những điều khiến bạn hứng thú, đủ để duy trì một hợp đồng dài hạn. Bởi một khi bạn đã ký kết vào hợp đồng, kiểm tra các điều khoản kỹ lưỡng, đồng thời có nghĩa là bạn sẽ phải gắn kết, chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý với thương hiệu trong một thời gian dài.
Ngoài ra trong giai đoạn này, bạn cũng cần chú ý hơn tới vốn khởi nghiệp. Một chuỗi nhà hàng nhượng quyền thương hiệu sẽ đòi hỏi một lượng vốn hơn bạn hình dung, do đó hãy đối chiếu ngân sách và loại bỏ bớt những thương hiệu không phù hợp.
Một khi bạn đã chọn được lĩnh vực muốn đầu tư, cùng với một luật sư giỏi, thì chắc chắn giấc mơ của bạn đã và đang ngày một gần hơn. Việc hiện tại chỉ là ngày một thu hẹp hơn nữa số lượng nhà hàng nhượng quyền bạn cần xem xét.
Bước 3: So sánh những chuỗi thương hiệu tương tự
Điều mà bạn không mong đợi nhất chắc chắn là việc phải hối hận khi chuyển nhượng thương hiệu thành công, do đó bước so sánh này rất quan trọng. Với một vài thương hiệu bạn đã chọn được ở bước 2, hãy làm một cuộc khảo sát cục bộ, so sánh từng chi tiết, điểm then chốt của thương hiệu và chọn ra cái phù hợp với mình nhất.
Ví dụ như tỉ lệ doanh thu, chi phí thành lập ban đầu, phí nhượng quyền hàng năm của mỗi thương hiệu như nào. Một lần nữa, việc thuê một luật sư có trình độ cao sẽ phát huy tác dụng và dẫn bạn đi đúng hướng.
Ngoài ra hãy phân tích cụ thể vị trí địa lý cũng như lượng khách hàng cốt lõi của thương hiệu. Liệu những thương hiệu đó có cung cấp những địa điểm phân phối độc quyền, hay nếu không thì tại địa điểm đó đã có bao nhiêu chi nhánh?
Khi hoàn thành bước này, chắc hẳn bạn đã có những quyết định căn bản về việc lựa chọn thương hiệu nào phù hợp nhất. Nếu vẫn chưa cảm thấy quyết định đó là chính xác, hãy tiếp tục nghiên cứu tới khi bạn hiểu rõ toàn bộ thương hiệu và đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Bước 4: Định giá thương hiệu nhượng quyền
Khi bạn xác định mua lại một thương hiệu, đồng nghĩa bạn sẽ phải sống chung với nhà sáng lập, bên nhượng quyền, những tai tiếng hay tăm tiếng và tất tần tật những thứ liên quan đến họ.
Bạn có thể dễ dàng điều tra những tai tiếng về thương hiệu này thông qua những lời phàn nàn của khách hàng với bên nhượng quyền bằng cách làm một khảo sát tìm kiếm trên trang Better Business Bureau hoặc tìm lời giải đáp bằng cách đặt câu hỏi tới FTC.
Tiếp theo, bạn có thể định giá bằng cách tìm hiểu xem ai là người đang điều hành công ty, thương hiệu đó. Có bất cứ vụ lùm xùm, tranh chấp về nhượng quyền thương hiệu nào liên quan mà bạn cần đề phòng? Phân phối độc quyền của bạn có thực sự an toàn?
Đừng quên rằng, bạn đang thực hiện một cuộc giao dịch mà bạn cần kiểm tra các đối tác khác nhau. Do đó, bên nhượng quyền thương hiệu chưa chắc đã đưa ra cho bạn mức giá chính xác để sở hữu 1 chi nhánh nhượng quyền của họ. Do đó hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu đủ kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá toàn bộ các tài liệu mật thương hiệu cùng với cố vấn chuyên nghiệp của bạn.
Và luôn luôn chuẩn bị sẵn một chiến lược thoát hiểm khả thi. Luật sư chuyên về nhượng quyền thương hiệu có thể giúp bạn trong lĩnh vực này. Với việc trở thành một nhà hàng nhượng quyền, bạn cũng là là một doanh nhân tự chủ và tất nhiên bất kỳ doanh nhân nào cũng cần những phương án dự phòng. Bạn không thể biết chuyện gì có thể xảy đến trong tương lai, và có lẽ bạn sẽ rơi vào tình huống cần thoát khỏi sự điều khiển của thương hiệu nhượng quyền sớm hơn so với dự định. Do đó, trước khi ký kết hợp đồng, hãy đảm bảo cho bản thân một lối thoái nếu không thì có thể bạn đang tự tay trói buộc chính bản thân mình
Bước 5: Nói chuyện với bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền
Nếu mọi thứ đã đi đúng kế hoạch của bạn, hãy ngồi lại với bên nhượng quyền và một vài chi nhánh được nhượng quyền để cùng nhau thảo luận rõ ràng hơn một số vấn đề.
Những câu hỏi bạn nên hỏi bên nhượng quyền:
- Bạn mô tả về giá trị cũng như văn hóa thương hiệu của mình như thế nào? (Liệu chúng tôi có hợp với nền văn hóa của bạn?)
- Liệu chúng tôi có nhận được sự đảm bảo về địa điểm độc quyền cũng như một vị trí đắc địa?
- Bên bạn có tạo những điều kiện thuận lợi, giúp đỡ bên tôi về tài chính, hoặc là trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ vào bên thứ ba?
- Liệu thương hiệu của chúng ta có là một thương hiệu độc đáo, mang lại vốn đầu tư cũng như lợi nhuận một cách nhanh chóng?
- Mục tiêu dài hạn của thương hiệu mình là gì, và làm thế nào để công ty có thể đạt được mục tiêu đó?
- Thương hiệu sẽ giúp đỡ chúng tôi những gì trong ngày đầu khởi nghiệp?
- Sauk hi ký kết hợp đồng, sẽ mất thêm bao nhiêu thời gian để chúng tôi có thể mở cửa hàng đầu tiên?
Những câu hỏi bạn nên đặt ra với các bên đã được nhượng quyền
- Bên nhượng quyền đã hỗ trợ những gì? Những hỗ trợ đó có hữu ích không?
- Bạn có phải đối mặt với bất kỳ áp lực nào của những chuỗi nhà hàng cùng khu vực?
- Bạn có gặp những khó khăn không lường trước nào không? Và làm cách nào để vượt qua nó?
- Bạn có cảm thấy bên nhượng quyền cung cấp đủ các yếu tố phát triển quảng cáo và marketing thương hiệu?
- Bạn có dự định mwor rộng thêm chuỗi thương hiệu?
- Bạn có cảm thấy hài lòng với thực tại? Nếu không thì tại sao?
Bước 6: Nhượng quyền
Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái với mọi thứ bạn đã khảo sát, đánh giá qua những bước trên đây thì đã đến lúc bắt tay vào công cuộc chinh phục thị trường này.
Đừng quên điều này: nếu bạn đang làm việc với những chuỗi thương hiệu nhỏ, bạn sẽ có thể thương lượng lại về mức phí nhượng quyền. ( thậm chí cả với những thương hiệu lớn hơn, chẳng có lý do gì để không thử)
Cuối cùng, làm việc với luật sư nhượng quyền thương hiệu mà bạn thuê, ký hợp đồng, gửi séc và bắt đầu bước đầu tiên trong công cuộc khởi nghiệp của mình.