Bài viết chia sẻ dưới đây là của tác giả Greg McGuire, biên tập viên của blog dịch vụ ăn uống nổi tiếng tại Mỹ, Burner Back. Trong bài này Greg sẽ thảo luận về cách giúp những chủ nhà hàng có thể tối đa hóa hiệu suất làm việc của nhân viên bằng cách tạo ra một văn hóa doanh nghiệp, làm giảm doanh thu và sự khuyến khích trong quá trình làm việc.
Nhà hàng thường xuyên phải đối mặt với một số thách thức khi nói đến việc đạt được hiệu suất lao động cao. Các nhân viên đặc biệt là những người trẻ thông thường sẽ có khả năng tiếp nhận sự huấn luyện và đào tạo nhanh hơn.
Điều này có nghĩa là doanh thu có xu hướng tăng lên, thúc đẩy nhân viên năng động hơn và guồng công việc trở nên khó khăn hơn. Khi nhà hàng đã vượt qua được thời kì khó khăn ban đầu hoặc ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà vẫn không có được doanh thu như mong muốn thì chủ nhà hàng nên lưu ý đến hiệu suất làm việc của những nhân viên tại nhà hàng bởi đó là một phần nguyên nhân dẫn đến điều này.
Một ví dụ tuyệt vời về nhà hàng đã có những thành công nhất định trong việc thúc đấy tư duy và tốc độ làm việc của những nhóm thanh viên trẻ là Nick’s Pizza & Pub của Crystal Lake, IL. Hầu hết các cửa hàng trong chuỗi thương hiệu này có tỷ lệ doanh thu mỗi năm đạt 200% và họ đã quản lý tốt điều đó. Trong khi nhiều cửa hàng Pizza khác chịu áp lực vì sức ép của suy thoái kinh tế thì Nick đã mở được thêm nhiều cửa hàng khác ở Illinois.
Yếu tố dẫn đến thành công này nằm ở một số hoạt động quản lý hiệu quả, không chỉ ở việc tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo mỗi năm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng và sản phẩm mà còn ở việc truyền cảm hứng cho những nhân viên bán hàng trẻ, thúc đẩy họ vì mục tiêu cá nhân trong mục tiêu chung của toàn bộ cửa hàng như trong trường hợp của Nick, những nhân viên ở đây được định mức số lượng Pizza bán ra mỗi tháng và phiếu đánh giá chất lượng phục vụ của khách hàng tốt. Những điều này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của bất cứ nhà hàng nào.
Dưới đây là ba điều mà đội ngũ quản lý của Nick đã làm rất tốt để tối đa hóa hiệu suất của nhân viên:
#1 Tạo ra nền văn hoá “Tại sao?”
Các hệ thống phân cấp truyền thống tại bất kỳ nhà hàng nào (và ở hầu hết các doanh nghiệp) đặt trách nhiệm lớn lên vai người quản lý, những người có nhiệm vụ đảm bảo mọi trách nhiệm hay nỗ lực đều phải được thực hiện trọn vẹn. Hệ thống này thường được gọi là “ra lệnh và kiểm soát” – có lợi thế là thu hẹp các bên chịu trách nhiệm khi có một lỗi nào đó phát sinh. Nhược điểm là không tạo được sự khuyến khích cho nhân viên làm việc hiệu quả hoặc sáng tạo vì họ luôn hỏi người quản lý rằng mình phải làm chính xác những gì và người quản lý cũng sẽ nhận trách nhiệm lớn lao đó.
Nick đã bỏ qua các phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát để hướng đến một hệ thống quản lý khác có tên là “tin tưởng và theo dõi” hay còn được gọi là phương pháp tiếp cận:
Đối xử với nhân viên như những người sáng tạo, thông minh và theo dõi hiệu suất làm việc của họ trong thời gian làm việc thực tế để có được thông tin phản hồi ngay lập tức. Hệ thống này hoạt động bởi đó là một nền văn hóa “tại sao” của Nick. Thay vì nói: “Hãy làm việc này như tôi đã nói với bạn” thì quản lý tại Nick sẽ tập trung vào việc giải thích những lý so đằng sau của mọi quyết định. Họ khuyến khích nhân viên hỏi lý do tại sao mọi thứ được thực hiện theo cách của chúng và cung cấp các giải pháp riêng của họ để cải thiện hoạt động này.
Trong một môi trường làm việc mà mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu chính xác tại sao mọi việc lại diễn ra như vậy, họ sẽ cảm thấy bản thân mình đóng một vai trò gì đó trong toàn bộ hệ thống, từ đó trách nhiệm công việc rồi hiệu suất công việc được cải thiện.
#2 Khen thưởng sự thay đổi tích cực của nhân viên
Nick có nhiều lớp đào tạo bổ sung kỹ năng cho nhân viên, điều này là hoàn toàn tự nguyện. Những người lựa chọn tham gia vào những khóa học thêm này sẽ được khen thưởng kèm theo việc tăng lương phù hợp khi khóa học hoàn thành và những người đạt được trình độ cao nhất sẽ được vinh dự đào tạo nhân viên mới.
Nhân viên thông qua các cấp đào tạo bổ sung cũng được tưởng thưởng bằng uy tín: mỗi lần một cấp độ hoàn thành, họ sẽ được trao một chiếc mũ màu khác nhau và điều đó sẽ được nhận ra và ngưỡng mộ bởi những nhân viên khác trong nhà hàng.
Đây là một quá trình minh bạch, công khai và công bằng đối sự phát triển của tất cả nhân viên, hệ thống này thưởng cho những người làm việc chăm chỉ mà bỏ qua đi những sở thích vui chơi cá nhân, đồng thời, cho phép người quản lý xác định và ghi nhận những đóng góp của họ trong quá trình làm việc.
#3 Khuyến khích phản hồ – Lắng nghe chúng
Trong bất kỳ tổ chức nào, một số nhân viên có những ý kiến tốt hơn về việc làm sao để công việc họ đang thực hiện trở nên tốt hơn. Vấn đề là, hầu hết hệ thống quản lý không cho phép nhân viên cảm thấy an toàn hoặc có thời gian, địa điểm để nói ra những ý kiến đó, điều này giúp nhà hàng của họ bị tụt hậu.
Nick có một khu vực dành riêng cho nhân viên để đưa ra những phản hồi này. Nhân viên có thể gọi cho quản lý và mời anh ấy/cô ấy vào khu vực “an toàn” bất cứ khi nào họ cảm thấy cần. Đổi lại, quản lý của Nick lắng nghe một cách cẩn thận những phản hồi đó và có một thái độ tích cực trong việc giải quyết bất kỳ vấn đề nào được đưa ra.
Tạo ra một văn hóa doanh nghiệp, hướng nhiều hơn vào mục tiêu cá nhân và khen thưởng nhân viên là những cách giúp cho bất kỳ doanh nghiệp đứng ngoài vòng cạnh tranh. Điều này cũng làm nhân viên cảm thấy họ như là một phần của quá trình kinh doanh này thay vì chỉ là một mắt xích nhỏ trong một chiếc bánh xe lớn. Đây chính là bí quyết để nâng cao hiệu suất công việc của đội ngũ nhân viên trong nhà hàng.
(Nguồn: Halogensoftware)