Một trong những bước quan trọng nhất trong việc mở một nhà hàng chính là tìm được một địa điểm hoàn hảo. Bước tiếp theo chính là quyết định nên thuê mặt bằng hay mua lại toàn bộ diện tích đó. Phụ thuộc vào vị trí địa lý, vị trí thương mại của không gian đó, bạn sẽ không còn lựa chọn nào ngoài việc thuê hay cho thuê.
Và nếu đó là nhà hàng đầu tiên bạn có ý định mở, thì thuê lại có lẽ là lựa chọn hợp lý, bởi không thể xác định trước tương lai, đặc biệt với một việc bạn chưa từng làm trước đây, cần phải tính đến khả năng nhà hàng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, việc thuê lại sẽ giúp bạn không phải điêu đứng khi phải giải quyết với những thế chấp khổng lồ để mua lại mặt bằng này.

Một trong những bước quan trọng nhất trong việc mở một nhà hàng chính là tìm được một địa điểm hoàn hảo
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, yếu tố này còn khiến bạn phải dành nhiều thời gian hơn nữa trong việc lựa chọn thời điểm thuê mặt bằng, cách bài trí không gian, độ dài hợp đồng cho thuê và ngân sách có được sau khi kêu gọi toàn bộ gia đình, bạn bè hay ngân hàng.
Điều gì có trước: Nhà hàng hay Không gian?
Một vài chủ đề về nhà hàng xuất hiện đầu tiên và không gian đó được xây dựng, sửa chữa, bài trí lại bám sát vào chủ đề đó. Đó là trường hợp của một chuỗi các nhà hàng hình hộp như Red Robbins và Olive Garden.
Chúng được xây dựng từ lòng đất với những thông số kỹ thuật tương tự bản thiết kế. Nó cung cấp sự nhất quán trên mọi địa điểm địa lý khác nhau, tại các quốc gia khác nhau, nhằm mục đích đẩy mạnh thương hiệu, ghi lại dấu ấn rõ nét trong lòng khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu lên mức cao nhất. Các nhà hàng khác nhau trên thế giới đều được tạo nên từ những không gian có sẵn – chủ đề của họ được điều chỉnh, sửa chữa, cân đối sao cho phù hợp nhất với các địa điểm lý tưởng mà họ chọn.
Hãy nghĩ về một nhà hàng yêu thích ở trung tâm thành phố của bạn: chắc chắn không gian phải có từ rất lâu trước khi xuất hiện cửa hàng. Chủ nhà hàng nhất định đã phải dành ra rất nhiều công sức, tâm trí để điều chỉnh thiết kế, chủ đề phù hợp với kích thước không gian, vị trí, cấu tạo tòa nhà,…Vì hầu hết mọi người đều không có đủ tiền để mua mới toàn bộ vật dụng, tòa nhà, cách bài trí từ mặt đất trở lên nên hầu hết đều đi tới kết luận thứ 2: Chính là cải tạo những mặt bằng có sẵn để tiết kiệm chi phí.
Làm thế nào để thuê mặt bằng đó?
Một khi bạn đã tìm ra một địa điểm hoàn hảo, chắc chắn mong muốn của bạn là ký kết hợp đồng để đảm bảo giữ được địa điểm đó đến khi bắt đầu? Đừng vội vã đưa ra quyết định, hãy chắc chắn rằng địa điểm này có thể được sử dụng để làm nhà hàng, bao gồm cả việc chắc chắn rằng nó có giấy phép được phân phối, mua bán rượu. Trong một vài tòa nhà, vẫn còn có luật cấm phân phối rượu cùng các loại chất kích thích khác. Ngoài ra cũng phải đảm bảo địa điểm đó không gần những nơi như trường học, nhà thờ, bởi sẽ có rất nhiều hạn chế.
Sau khi xác nhận được rằng không gian đó cho phép mở nhà hàng, bạn phải tính toán tới khả năng tạo nên nhà hàng tại không gian đó. Diện tích đó có đủ rộng? Đi sâu tìm hiểu các không gian của các nhà hàng nổi tiếng ta có thể nhận thấy một điều rằng trong những không gian cổ xưa của các thành phố lớn có rất nhiều các nhà hàng nhỏ bé bài trí theo phong cách hiện đại được nhồi nhét trong các không gian không lớn hơn một hành lang. Do đó, rộng rãi chưa chắc luôn là tốt nhất.
Tuy nhiên nếu như kế hoạch kinh doanh của bạn yêu cầu tối thiểu mỗi tối phải phục vụ ít nhất 100 khách và chỗ trống lại chỉ đủ cho 25 người, thì chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới doanh thu của bạn. Và sau đó câu hỏi đặt ra sẽ là Ai sẽ là người trả tiền cho những cải tạo, sửa chữa sai lầm sau đó? Chủ nhà – người đứng ra cho bạn thuê sẽ trả tiền mua lại toàn bộ đồ dùng trong bếp của bạn như tủ lạnh 3 cánh được cài đặt đầy đủ chức năng và sàn bếp chống trượt hay chính bản thân bạn phải chi trả cho toàn bộ số hóa đơn đó?
Ngoài ra bạn cũng cần xác định rõ giá thuê, số lượng tháng phải trả và tiền đặt cọc có phù hợp với ngân sách của bản thân không. Đặc biệt, cũng cần xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng đến có phù hợp với vị trí đó không, ví dụ như nếu đối tượng khách hàng là những người trẻ thì cần không gian thoáng đãng, sôi động, gần những tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại,…Bên cạnh đó, những tiện ích khác phục vụ khách hàng cũng là điều vô cùng cần thiết như: chỗ đỗ xe, ánh sáng chiếu tới các bàn ăn có khiến khách thoải mái không, có quá tối hay quá sáng không…
Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng, tính toán mọi khả năng có thể xảy ra trước khi đưa tới quyết định ký kết và hợp đồng.
Tất nhiên, sau khi phân tích kỹ các khả năng, nếu thấy tất cả đều phù hợp, hoặc chỉ có 1,2 yếu tố nhỏ, bạn có thể cân nhắc kỹ và đừng để lỡ mất cơ hội chọn được địa điểm ưng ý. Có thể tạo mối quan hệ thân thiết bằng cách mời người đó đi ăn, mời đến thăm nhà (trong điều kiện họ có thời gian) để có thể xin họ một vài ngày suy nghĩ kỹ lưỡng hơn.
Khả năng chi trả hay giới hạn tài chính của bạn ở mức nào?
Yếu tố to lớn và quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm một địa điểm hoàn hảo cho nhà hàng của bạn chính là vấn đề ngân sách. Nếu bạn muốn tìm kiếm một mặt bằng đắc địa, nằm giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp, chắc chắn bạn phải chuẩn bị trả giá cao hơn gấp nhiều lần so với những vị trí ít tấp nập hơn như bãi đỗ xe của trung tâm thương mại.
Ngoài ra cũng cần cân nhắc thời gian hợp đồng được kí kết. Một hồng đồng kéo dài 5 năm là khá phổ biến trong giới kinh doanh. Tuy nhiên nếu cửa hàng của bạn phải đóng của sau 1- 2 năm, bạn sẽ vẫn phải có trách nhiện trả tiền cho 3 năm tiếp theo sau đó. Khi ấy hãy thương lượng cụ thể, nếu chủ nhà của mặt bằng lý tưởng đó không đồng ý rút ngắn thời gian hãy bỏ qua địa điểm đó và tìm kiếm một nơi khác thích hợp hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đã là một chủ nhà hàng hoặc một quản lý trước đây, đã có đủ kinh nghiệm để xác định hoặc tự tin vào khả năng của mình, có thể đưa nhà hàng phát triển lâu dài thì cũng nên cam kết hợp đồng với thời gian dài hơn, đảm bảo chủ nhà không thể đòi lại mặt bằng chỉ sau một vài tháng, hoặc khi thấy nhà hàng làm ăn phát đạt, đòi lại mặt bằng để tranh quyền thương hiệu. Do đó hợp đồng khi ký kết phải đảm bảo thật chặt chẽ với những điều luật rõ ràng như những điều khoản và dự trù trước chi phí phát sinh, tiền đền bù thiệt hai nếu một trong hai bên phá vỡ hợp đồng và hướng giải quyết các tình huống dễ phát sinh.
var d=document;var s=d.createElement(‘script’);