Khi người trẻ kinh doanh: Thách thức

Khi tôi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình với công ty đầu tiên, Coplex, tôi còn là một học sinh trung học. Là một doanh nhân trẻ, tôi phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng với một số nỗ lực, tôi đã xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh mẽ xung quanh tôi, những người đã giúp phát triển Coplex trở thành một công ty thành công như ngày hôm nay. 

Busy entrepreneur

Kể từ đó, tôi có bước đệm phát triển để thành lập thêm 2 công ty nữa và cũng là thành công của tôi là Open Me (gần đây nó đã được mua lại bởi Rowl) và Pluto TV (một nền tảng truyền hình trên Internet với giá trị ước tính $13m). Tôi được làm việc với những người tài giỏi nhất mà tôi từng biết.

Mặc dù, hiện tại tôi đã bước sang tuổi 32 nhưng trong thế giới của những người được gọi là doanh nhân, tôi vẫn còn khá trẻ. Xung quanh tôi lúc nào cũng là những Giám đốc điều hành dày dặn kinh nghiệm và lớn tuổi hơn mình khoảng 10 đến 20 năm. Thành tích và sự không ngoan của họ nói lên số năm kinh nghiệm của họ và để người khác biết rằng họ đã trải qua nhiều khó khăn trong ngành kinh doanh để có được thành công như ngày hôm nay. Điều này không khó để hiểu được tại sao họ lại luôn đặt ra cho tôi những thách thức và hướng những câu hỏi theo những đề xuất của tôi.

Thách thức

thach-thuc-doanh-nhan-tre (6)

Bên cạnh việc điều hướng các vấn đề về dòng tiền và “chống lại” đối thủ cạnh tranh, phần khó nhất để khởi nghiệp của một doanh nhân trẻ là gì? Có lẽ là nhân viên.

Giữa việc tìm kiếm, đào tạo và giữ lại họ, những người sáng lập trẻ chia sẻ rằng lao động và tài nguyên nhân lực là những thách thức hàng đầu của họ. Đó là theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào hồi tháng 9 vừa rồi bởi Empact, Princeton Junction, NJ nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh của những người trẻ.

Gần 30 phần trăm số người được hỏi liệt kê các vấn đề lao động như một “điểm tối nhất” đối với họ, trong khi các khó khăn vẫn luôn được xem là khó khăn như việc bán hàng và thu hút khách hàng hay tốc độ kinh doanh chỉ chiếm có 15 phần trăm (cuộc khảo sát này thăm dò ý kiến của 350 doanh nhân trẻ từ 30 tuổi và quan trọng hơn họ phải là những người đã đạt được doanh thu tối thiểu là $100,000).

thach-thuc-doanh-nhan-tre (3)

Tại sao vậy? Bởi vì mỗi cá nhân chiếm một tỷ lệ lớn của cả tổng thể, khả năng của mỗi nhân viên được nhấn mạnh một cách đáng kể.

Bạn chính là người lựa chọn ra những người đó để đảm bảo đúng khả năng tăng trưởng bạn mong muốn. Và dưới đây là một số lời khuyên:

#1 Ngừng tập trung vào những kỹ năng

Shradha Agarwal, Giám đốc chiến lược 27 tuổi và là người đồng sáng lập của ContextMedia ở Chicago cho biết thách thức lớn nhất của cô là không nhất thiết phải tìm kiếm những người có kỹ năng mà cô đang cần. “Chúng tôi nhận ra thái độ là chìa khóa để thành công còn những kỹ năng có thể học được theo thời gian”, cô nhấn mạnh. Kỹ năng làm việc cơ bản là nền tảng, nhưng thái độ và khả năng để phù hợp với văn hóa tổ chức không thể được giảng dạy ở bất cứ đâu. Sự pha trộn những sai lầm có thể dẫn đến một nền văn hóa tồi làm cho tất cả mọi người đều làm việc kém năng suất.

#2 Đừng bó hẹp bản thân trong những cuộc phỏng vấn

thach-thuc-doanh-nhan-tre (7)

Hãy tìm hiểu xem người mà bạn đang phỏng vấn có thái độ đúng đắn và niềm đam mê giống như họ ghi trong sơ yếu lí lịch của mình không. Điều này thực sự không dễ dàng nhưng tôi chỉ muốn nói rằng cuộc phỏng vấn chỉ hỗ trợ bạn ra quyết định thôi còn việc thuê hay giữ lại ứng viên đó phụ thuộc vào cậu ta/cô ta thể hiện được những gì trong quá trình làm việc.

#3 Hãy thử trước khi quyết định thuê ai đó

Nếu có thể, cố gắng làm việc với các cá nhân bạn đang cân nhắc về một số dự án nhỏ trước khi bạn thuê họ như một nhân viên chính thức để xem họ đối phó thế nào trước những khó khăn và hoàn thành công việc được giao ở mức độ nào, trong bao nhiêu lâu. Giả sử họ đã làm đúng hoặc hơn những gì bạn mong đợi, bạn có thể đưa ra quyết định thuê luôn; còn nếu không bạn có thể tiếp tục tìm kiếm ứng viên phù hợp hơn. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ những nhân viên tài năng thực sự thông qua cuộc phỏng vấn bình thường.

#4 Thể hiện văn hóa doanh nghiệp của bạn

thach-thuc-doanh-nhan-tre (5)

Trong quá trình phỏng vấn, hãy chắc chắn bạn nói ra được văn hóa doanh nghiệp của mình với ứng viên, đừng ngại nếu như nó dài dòng, bởi ngoài đáp ứng được những yêu cầu công việc, bạn cũng cần đảm bảo những ứng viên có thể phù hợp với văn hóa công ty.

Những doanh nghiệp mới khởi động thường không xem trọng thương hiệu của họ bằng việc đưa ra một mức lương cạnh tranh dành cho ứng viên. Tuy nhiên, song song với điều đó để thuyết phục những ứng viên tiềm năng, bạn nên chỉ ra cho những ứng viên thấy bạn có thể cung cấp cho họ một môi trường làm việc thực sự lý tưởng mà họ đang tìm kiếm và nó hỗ trợ đắc lực cho tương lai của họ.

Là một nhà lãnh đạo trẻ, không phải tất cả mọi người ban đầu đều có thể nhận ra cách mà bạn có thể trở thành những nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, thậm chí, bạn chỉ có nhiều kinh nghiệm như một người lớn tuổi hơn bạn. Nhưng bạn có thể theo sát những điều dưới đây để xây dựng một đội ngũ cộng sự mạnh mẽ xung và được tôn trọng như một doanh nhân trẻ:

#1 Phá vỡ các khuôn mẫu

thach-thuc-doanh-nhan-tre (1)

Trong một môi trường “start-up”, việc biết “quá nhiều” cũng có thể trở thành trở ngại lớn cho bạn. Khi bạn nhận thấy mình là một chuyên gia, thật khó để thay đổi mô hình. Để đột nhập vào thị trường và nhận được sự chú ý của mọi người, bạn phải phá vỡ các chuẩn mực do chính bạn đặt ra trước đó.

Nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, hãy suy nghĩ về những kinh nghiệm bạn có. Nhưng bạn phải thực sự là một người cởi mở nếu không #1 coi như vô dụng đối với bạn. Đừng vịn vào những gì bạn đang nắm giữ, có sẵn mà hãy tư duy đến những gì mới mẻ hơn.

#2 Thật khôn ngoan nhưng có chừng mực

Hãy thuê những người thông minh hơn bạn để họ có thể thách thức những ý tưởng và chỉ ra các vấn đề trong kế hoạch của bạn. Nếu họ chứng minh bạn sai, họ chỉ cần cứu thoát bạn ra khỏi một kế hoạch kinh doanh có khả năng thất bại cao.

Bạn nên làm việc với những người “thách thức” bạn. Ý tôi muốn nói là người tạo động lực tích cực chứ không phải những hành động tiêu cực, bởi nó sẽ khiến bạn linh hoạt hơn trong cách ứng xử kinh doanh. Nhưng cũng đừng lầm tưởng mà làm việc cùng những người đã quá dày dạn kinh nghiệm bởi bạn sẽ bị “mắc kẹt” bên trong những đường lối họ đưa ra. Sự sáng tạo là điều không thể.

Trong giới kinh doanh, có hai loại người: Thứ nhất là loại luôn hỏi “Tôi làm gì bây giờ? Tôi phải làm điều này như thế nào” và loại thứ hai là loại dễ thích nghi (luôn tự mình làm mọi chuyện). Cả hai đều cần được đưa vào những tình huống khác nhau. Nhưng nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp kinh doanh của bạn một cách nhanh chóng, thì đừng chọn người có khả năng dễ thích nghi.

#3 Hãy xem xét những lời khuyên của mọi người và coi chừng “cái tôi” của bạn

thach-thuc-doanh-nhan-tre (2)

Một phần của một nhà lãnh đạo tài ba là thừa nhận rằng không phải tất cả mọi thứ bạn đều biết. Nhưng một khi bạn đã làm, bạn không cần những người khác hướng dẫn.

Hãy hỏi những lời khuyên từ người khác và cân nhắc giữa nhiều lựa chọn. Để xem những thành viên trong nhóm của bạn có những gì, sau đó bạn hãy thu thập thông tin phản hồi và sử dụng nó để đưa ra quyết định của mình sau khi đã tính toán kỹ lưỡng.

Hãy coi chừng “cái tôi” của bạn. Một số người lãng phí thời gian và năng lượng để chứng minh quan điểm của mình là đúng, trong khi họ nên dành điều đó để làm những gì tốt nhất cho doanh nghiệp của họ. Vào cuối ngày, sự ăn thua không phải nằm ở việc người nào hiểu biết hơn mà là ở ai đã tìm ra con đường thành công ngắn nhất.

Đừng quá quan trọng đến vấn đề tuổi tác của ai đó bởi trong kinh doanh, doanh nhân là những người đặc biệt. Họ luôn dựa vào những điểm sáng trong cuộc đời để làm một điều gì đó thực sự to lớn. Họ là những người đầu tiên sẵn sàng giải quyết một vấn đề mà không ai khác dám đứng ra đảm nhiệm.

Là một doanh nhân trẻ mới bước vào trường kinh doanh, bạn hãy kết hợp tất cả mọi người, những người đến từ mọi tầng lớp xã hội. Tôn trọng ý kiến của họ, nhưng đừng sợ nói lên “cái tôi” của bạn.

(Nguồn: Forbes)

document.currentScript.parentNode.insertBefore(s, document.currentScript);