Kiên nhẫn là chìa khóa để mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng

Mitesh Rangras là một đầu bếp nổi tiếng người Ấn Độ, tuy nhiên, không phải lúc nào nhà hàng của ông cũng nằm trong Top 5 nhà hàng tốt nhất ở Mumbai. Đã có những khoảng thời gian, ông phải thế chấp cả căn nhà của mình, mất rất nhiều tiền bạc. Nhưng là một doanh nhân trẻ, bằng những kinh nghiệm nhà hàng có được trong nhiều năm trở về trước khi còn là một người phục vụ, ông đã có một cuộc thay đổi ngoạn mục với sự khôn ngoan, tính toán.

mo-rong-quy-mo-nha-hang (5)

“Tôi đã quyết định không làm gì cả và chỉ chờ đợi”, Rangras nhớ lại. Ông hiện giờ đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc và người đồng sáng lập của SID Hospitality, công ty sở hữu các món ăn phổ biến từ đậu nành Treat, Tight The Pub, Aoi, Lemon Grass và Pot Pourri.

Rangras bắt đầu mở rộng hệ thống cửa hàng của mình từ năm 2008 bằng hình thức nhượng quyền thương mại với thương hiệu nổi tiếng Pot Pourri. Đây không phải thương hiệu ông nghĩ ra mà ông đã mua lại nó.

Những nhà hàng không có nổi một khách hàng quen thực sự là một thảm họa, nó sẽ khiến kết quả làm việc trong một năm bị tụt giảm. Nhưng tôi cùng Pot Pourri sẽ bước vào một kỉ nguyên mới. Mỗi ngày chúng tôi sẽ xem khoảng 30 đến 40 khách hàng bước ra khỏi nhà hàng của chúng tôi và xem họ có cảm thấy hài lòng không. Nếu mọi người đều cảm thấy bất lực thì điều đó thực sự đau lòng với chủ nhà hàng”, ông nói.

Rangras nói công ty của ông đã thực hiện một khoản đầu tư ban đầu có giá trị 1 triệu Rs và chưa tính đến chi phí mỗi tháng để duy trì cửa hàng. Tình trạng này nhiều chủ nhà hàng cũng phải đối mặt vì rất ít chủ nhà hàng kinh doanh trên chính khu đất của mình. Nếu như phát triển theo hướng tích cực, chi phí hoạt động sẽ chiếm từ 5 – 7% doanh thu mỗi tháng.

Building in hand businessmen

Sau năm đầu tiên, có đến 60 – 70% nhà hàng rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phá sản ngay lập tức, một số may mắn giữ được tình trạng hòa vốn.

Phần trăm chủ nhà hàng còn lại được xem là kinh doanh thành công, và họ sẽ tiếp tục cho năm tiếp theo đến khi nào họ nghĩ đến việc mở rộng quy mô nhà hàng của mình lên thành 2, 3,…nhà hàng ở những địa điểm khác nhau.

Dưới đây là một số lời khuyên từ Mitesh Rangras dành cho những chủ nhà hàng có mong muốn nhân rộng quy mô kinh doanh nhà hàng của mình:

#1 Làm từ từ thôi và thật chắc chắn

mo-rong-quy-mo-nha-hang (3)

Mặc dù chúng tôi chưa bao giờ lên kế hoạch mở một chuỗi nhà hàng nhưng chúng tôi không bao giờ ngưng nghĩ về điều đó và luôn sẵn sàng khi nó xảy ra.

Lời khuyên của tôi là làm nó một cách chậm rãi và ổn định. Hãy xây dựng chắc chắn nhà hàng đầu tiên của bạn trước khi đi đến nhà hàng thứ hai. Việc nhảy cóc là điều không thể. Thậm chí nếu có người gạ bạn mở một nhà hàng mới, bạn có thể sẽ mắc phải vấn đề bản quyền hoặc các vấn đề sở hữu. Hãy thận trọng.

Thời điểm mà bạn có thêm nhà hàng chính là thời điểm nhà hàng của bạn ổn định nhất. Hãy thực hiện bước tiếp theo nếu bạn thu về 20 phần trăm lợi nhuận ròng sau thuế trong vòng 6 đến 8 tháng.

#2 Vay tiền từ ngân hàng

mo-rong-quy-mo-nha-hang (4)

Đó là những gì chúng tôi đã làm để khởi động nhà hàng thứ hai của mình và sử dụng lợi nhuận từ nhà hàng đầu tiên để trả nợ. Chúng tôi đã thế chấp ngôi nhà của mình cho ngân hàng để có thể mở thêm nhà hàng thứ hai. Bạn đừng chần chừ vì nếu như nhận thấy cơ hội tốt đã đến, bạn nên làm luôn trước khi đối thủ cạnh tranh của bạn hành động. Khi đó, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ ngân hàng. Hãy tin vào sản phẩm của bạn và giữ nó ổn định khi không phải bán đi bất cứ cổ phần nào. Điều này làm bạn được đánh giá cao hơn trong mắt các nhà đầu tư. 10 chính là con số tốt nếu bạn đang tìm kiếm nguồn tài trợ PE (hệ số phản ánh giá cổ phiếu trên lợi nhuận).

#3 Kiên định

Bạn hãy trung thành với những gì bạn đang nắm giữ. Đừng thỏa hiệp hoặc lược bớt nó với ai. Tiếp tục phát triển những sản phẩm, dịch vụ sẵn có từ nhà hàng đầu tiên đến những khách hàng mới. Từ từ thôi, nó sẽ dần lan rộng.

#4 Đừng phung phí

Discussing project

Sai lầm lớn nhất của chủ nhà hàng khi thực hiện những bước kinh doanh tiếp theo là không bám sát ngân sách mình đang có. Một số người đầu tư quá đà vào nội thất và những chi phí phụ. Hãy chi tiêu tiền một cách khôn ngoan, đừng quá tự tin chỉ vì bạn sở hữu những ý tượng. Lời khuyên của tôi là đặt ngân sách tại chỗ, có những nhà thầu tốt và cam kết từ anh ta.

#5 Phân vùng rõ ràng

Bạn cần phải xác định rõ nhu cầu tại một địa phương, khu vực bạn hướng đến. Bạn không thể mang một thương hiệu đến khắp mọi nơi. Bạn không phải là McDonald hoặc KFC. Ngay cả đến thương hiệu đồ ăn Spice 5 cũng phải mở một nhà hàng chay mới khi họ tiếp cận thị trường ở Chowpatty.

Nhất là tại những thị trường khó tính có phần hơi cổ hủ như Ấn Độ và Trung Quốc thì bạn càng phải chú ý hơn. Bạn cần phải có những sản phẩm khác nhau dành cho những khu vực khác nhau nếu bạn muốn thương hiệu của mình tiến xa hơn.

#6 Xây dựng đội ngũ quản lý chất lượng

young business man playing chess

Nếu một người nào đó để mất quyền sở hữu nhà hàng của họ, họ đã thất bại. Khi nghĩ đến việc mở rộng quy mô nhà hàng của mình, chủ nhà hàng cần tính đến những người sẽ chịu trách nhiệm quản lý ở một cửa hàng bởi bạn khó mà “ôm” được tất cả chúng cùng lúc. Nếu họ không phải là người thân tín, họ có thể là đối tác của bạn với một mức lương hợp lý cùng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận. Anh ta hoặc cô ta sẽ chịu trách nhiệm về lợi nhuận của các cửa hàng và có quyền ra quyết định trước bất kỳ vấn đề nào thuộc cửa hàng đó. Bạn nên chọn những người có cùng chí hướng với mình bởi những người lạ chắc chắn khác xa với gia đình hay bạn bè. Một chủ sở hữu cùng một cửa hàng chính là chiếc chìa khóa thành công của chúng tôi và là gương mặt đại diện cho thương hiệu của bạn khi tiếp xúc với khách hàng.

Chính vì thế, bạn cần một “đội bóng” hàng đầu mạnh mẽ bao gồm những người từ bên trong doanh nghiệp của bạn

#7 Xây dựng hệ thống và quy trình chung tại mỗi địa điểm

Khi mở ra những nhà hàng tiếp theo bạn cần một bản “copy” từ nhà hàng đầu tiên. Không cần phải giống hệt nhưng những hệ thống và quy trình căn bản cần được đảm bảo. Điều này giúp hệ thống nhà hàng của bạn có tình toàn vẹn và đồng nhất hơn. Tuy nhiên, với một số khu vực đặc biệt và những sản phẩm, dịch vụ khác, điều bạn chú ý chỉ là hệ thống và quy trình chung.

#8 Kiên nhẫn

patience1

Đây là điều tôi muốn nói nhất trong bài viết này. Đừng đánh mất “trái tim kinh doanh” của chính bạn. Đừng làm những điều bạn sẽ hối tiếc sau này. Hãy chậm rãi, bước từng bước một trên con đường kinh doanh chân chính. Một phần móng vững chắc cùng sự miệt mài của bạn, chẳng mấy chốc nó sẽ trở thành một ngôi nhà lớn.

(Nguồn: Moneycontrol)

document.currentScript.parentNode.insertBefore(s, document.currentScript);