Kinh doanh nhà hàng luôn luôn cần những quy chế nhất định, từ những bộ phận nhỏ nhất đến bộ phận quan trọng. Và bếp là một trong những bộ phận quan trọng góp phần làm nên thành công cho nhà hàng.
QUY CHẾ KIỂM SOÁT BỘ PHẬN BẾP
- Nhận hàng:
– Bếp trưởng, Trưởng bộ phận pha chế hoặc người được uỷ quyền phải trực tiếp nhận hàng đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng.
– Nếu hàng không đúng yêu cầu thì phải báo ngay cho bộ phận mua hàng xử lý thông tin.
– Khi nhận hàng bắt buộc phải có bên giao hàng, đại diện bộ phận pha chế và kế toán giám sát quá trình giao nhận.
- Định lượng món ăn, thức uống:
– Bộ phận bếp và pha chế phải chế biến món ăn thức uống theo đúng định lượng đã được công ty phê duyệt.
– Đối với các món ăn thức uống do thiếu NVL thì: nếu dưới 10 % thì phải báo cho Quản lý hỏi ý kiến giải quyết.
- Sử dụng NVL chế biến:
– Nhân viên bếp và pha chế không được mang các loại NVL khác vào bếp để chế biến cho nhu cầu của bộ phận bếp và pha chế, các bộ phận khác hay bán cho khách hàng.
– NVL chế biến phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của Quán, các phần không đạt phải được loại bỏ, nếu nằm vào trường hợp huỷ thì phải huỷ theo quy định.
- Nhận món chế biến:
– Nhân viên bếp và Nhân viên pha chế chỉ chế biến món ăn thức uống…khi đã nhận được phiếu in, và không chấp nhận Order bằng miệng.
– Bộ phận bếp và pha chế không được chế biến món ăn thức uống cho nhân viên kể cả các bộ phận khác trừ trường hợp được yêu cầu từ giám đốc công ty theo quy chế test món ăn thức uống.
– Nếu Quản lý yêu cầu bằng miệng, Nhân viên bếp và pha chế có thể chế biến món ăn thức uống và xuất cho bộ phận bàn nhưng không quá 5 món ăn thức uống và sau đó phải yêu cầu bộ phận bàn ghi Order ngay, nhân viên bàn đem Order đến ngay cho Thu ngân để nhập vào máy tính tiền và in phiếu nhà bếp.
- Huỷ nguyên vật liệu.
– Việc huỷ nguyên vật liệu phải được thực hiện đúng theo quy trình huỷ NVL.
Bạn có thể tham khảo thêm tại
Bảng mô tả công việc quản lý bếp trong kinh doanh nhà hàng