Kinh doanh nhà hàng là một trong những ngành công nghiệp cạnh tranh gay gắt với rất nhiều biến động. Hầu hết các nhà hàng và các doanh nghiệp kinh doanh về thực phẩm đều vấp phải sự cạnh tranh dù là nhỏ nhất. Việc lập một bản kế hoạch kinh doanh không chỉ phục vụ như một công cụ về tài chính cho nhà hàng của bạn, mà nó còn phục vụ như một công cụ phân tích giúp bạn thiết lập một cách hệ thống hiệu quả cho việc kinh doanh nhà hàng để có thể cạnh tranh được trên thị trường.

Kinh doanh nhà hàng là một trong những ngành công nghiệp cạnh tranh gay gắt với rất nhiều biến động.
Bước 1: Mô tả nhà hàng
Nghiên cứu và thiết lập một bản mô tả về nhà hàng của bạn từ tên của từng món ăn cũng như sản phẩm, địa chỉ và thông tin liên lạc. Điều này giúp cho khách hàng nhớ đến nhà hàng của bạn và có cơ hội ghé lại những lần khác. Bản mô tả về nhà hàng có thể bao gồm tên và thông tin liên lạc của mỗi chủ sở hữu nhà hàng, cùng với một mô tả ngắn gọn về kinh nghiệm của họ.

Nghiên cứu và thiết lập một bản mô tả về nhà hàng của bạn từ tên của từng món ăn cũng như sản phẩm, địa chỉ và thông tin liên lạc.
Phác thảo các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của nhà hàng của bạn , mô tả một cách ngắn gọn các xu hướng và mô hình phát triển trong ngành công nghiệp thực phẩm khu vực của bạn.
Bước 2: Mô tả công việc
Mô tả các nhà quản lý và nhân viên của nhà hàng của bạn. Phân loại các nhân viên trong bộ phận như nhân viên nhà bếp, nhân viên phục vụ, nguồn nhân lực cho mỗi vị trí . Cung cấp thông tin chi tiết rõ ràng về chức năng cũng như cơ cấu hoạt động của từng phòng ban hay quản lý . Bao gồm các chi phí , tiền lương, lợi ích và chi phí đào tạo trong mô tả này.
Tạo một sơ đồ tổ chức để hiển thị một cách rõ ràng, ngắn gọn về nhiệm vụ gắn kết và trách nhiệm của từng ban, từng bộ phận và từng con người.
Bước 3: Mô tả hoạt động
Tạo một phần mô tả các hoạt động của nhà hàng của bạn . Mô tả vị trí của nhà hàng của bạn , cùng với các đồ nội thất trong nhà hàng và những thiết bị kĩ thuật giúp nhà hàng hoạt động một cách thuận lợi hơn. Bao gồm các mặt hàng và dụng cụ như tủ mát, tủ đông, bàn chặt, chảo rán, tủ lạnh và thậm chí cả máy lọc nước và máy rửa bát…v…v.. . Cần ghi rõ chi phí cho mỗi đồ dùng và xác định rõ các mặt hàng sẽ được mua hoặc thuê .
Bước 4: Lên menu
Tạo menu cho nhà hàng của bạn bao gồm giá cho từng món ăn chính. Và cũng đừng quên cả giá cho những món ăn mới được thêm vào mà có thể không xuất hiện trên menu, chẳng hạn như nước sốt đặc biệt hoặc những món ăn theo mùa.
Bước 5: Xác định nhà cung cấp
Hoàn thành phần cơ cấu hoạt động nhà hàng bằng cách liệt kê các nhà cung cấp những dịch vụ hay những sản phẩm bạn sẽ sử dụng. Cần xác đinh rõ xem bạn sẽ mua chúng từ các nhà cung cấp, cùng với các chi phí của từng sản phẩm, thông tin liên lạc của các nhà cung cấp và các chi tiết về bất kỳ hợp đồng mà bạn đã tạo ra. Giải thích các phương pháp mà nhà hàng của bạn sẽ sử dụng để kiểm soát hàng tồn kho.
Bước 6: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu các nhà hàng trong khu vực của bạn và xác định mục tiêu kinh doanh trên thị trường ẩm thực của bạn. Cần giải thích cách mà nhà hàng bạn sẽ thực hiện để tìm thấy những khách hàng tiềm năng, đồng thời cần nêu rõ các chi phí cho mỗi dịch vụ để truyền thông, chẳng hạn như quảng cáo trên báo chí, loa đài, trên TV.
Bước 7: Xác định đối thủ cạnh tranh
Hoàn thành phần marketing nhà hàng của bạn bằng cách xác định đối thủ cạnh tranh hàng. Tìm hiểu cũng như xem xét thực phẩm của những nơi khác so với những loại thực phẩm tương tự như trong nhà hàng của bạn, cũng như tất cả các cơ sở khác trong khu vực lân cận. Xác định “ đặc sản” hay món ăn nổi bật mà khách hàng không tìm ở những nơi khác ngoài nhà hàng của bạn . Điều này giúp nhà hàng của bạn sẽ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 8: Lập bảng báo cáo tài chính
Tạo các báo cáo tài chính cho nhà hàng của bạn. Bao gồm báo cáo tài chính cá nhân cho từng chủ sở hữu của nhà hàng, cùng với một bảng cân đối, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền mặt cho nhà hàng.
Bước 9: Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
Tạo một bản kế hoạch tóm tắt kinh doanh nhà hàng của bạn. Tóm tắt kế hoạch toàn bộ kế hoạch không quá ba trang. Tóm tắt giới thiệu nhà hàng, khách hàng cần hướng đến và các đối thủ cạnh tranh. Từ đó cấp một lời giải thích ngắn gọn làm thế nào để nhà hàng của bạn sẽ thu hút khách hàng và “hạ gục” l đối thủ cạnh tranh .
Bước 10: Thực hiện
Đặt phần tóm tắt sơ lược ở phần đầu của bản kế hoạch kinh doanh. Thực hiện các kế hoạch kinh doanh với một phụ lục theo trình tự từng bước một cách cẩn thận và rõ ràng
Hy vọng một vài bước trên có thể giúp các bạn có một hệ thống hay định hướng rõ ràng hơn của riêng bản thân khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng hoặc ẩm thực.
Theo SmallBusiness