Lập kế hoạch kinh doanh quán chè

Món chè là một loại đồ ăn được ưa thích trong những ngày hè nóng bức thế nhưng vào những ngày đông se se lạnh, người ta vẫn cứ thích được nhâm nhi một bát chè nóng hổi, ấm bụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều quán chè được mọc lên như: chè Thái, chè Huế, chè Đà Nẵng nhưng sức hấp dẫn nhất chính lại là đa phần các quán chè thập cẩm. Chè thập cẩm sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn các hương vị mà mình yêu thích, phục vụ được nhiều đối tượng. Làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh quán chè đạt hiệu quả?

1. Học cách nấu chè ngon

Quán chè là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ nên bạn không thể bỏ ra một chi phí lớn để thuê một người chuyên nấu về để bán hàng. Chính bạn cần phải là người sành ăn và biết nấu chè ngon. Nếu bạn vốn dĩ là một người giỏi khoản nấu nướng, biết cách nấu các loại chè khác nhau thì quả là điều tuyệt vời. Thế nhưng, nếu bạn mới chỉ bắt đầu vào việc nấu nướng thì hãy đi học ngay một lớp dạy nấu ăn chuyên nghiệp về các món dân dã, bạn sẽ có kinh nghiệm và thực hành với tay nghề của mình.

Tại các trung tâm dạy nấu ăn, bạn có thể yêu cầu họ dạy riêng cho bạn công thức nấu vài món chè ngôn. Bạn có thể biến họ trở thành những vị khách đầu tiên thẩm định hương vị một cách chính xác nhất quán chè của bạn. Mỗi một lời nhận xét của các chuyên gia sẽ là một bài học kinh nghiệm cho bạn sau này.

Tiếp theo, bạn nên nhờ người thân, bạn bè thưởng thức thành quả bạn làm. Với những người bình thường, có thể khẩu vị của họ sẽ khác với các chuyên gia vậy nên bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến từ người xung quanh.

Món chè của bạn cần phải độc đáo, hương vị mới lạ hấp dẫn mới có thể thu hút được thực khách tới với cửa hàng của bạn.

2. Khảo sát thị trường, lựa chọn mặt bằng

Trước khi bắt đầu vào kinh doanh, lựa chọn mặt bằng, bạn cần phải tìm hiểu, khảo sát thị trường xem xung quanh khu vực bạn định bán hàng đã có bao nhiêu quán chè được mở ra? Khu vực bạn định kinh doanh có phải là khu vực thuận tiện cho việc buôn bán đồ ăn, có phải khu “thiên đường ẩm thực” mà nhiều bạn trẻ biết tới ?

Mặt bằng thuê không cần phải quá rộng, sang chảnh mà chỉ cần phải sạch sẽ, thoải mái, có chỗ ngồi và chỗ để xe thuận lợi.

Bạn nên kinh doanh tại những khu vực đông dân cư, gần trường học vì đối tượng khách hàng dễ tiếp cận nhất là học sinh, sinh viên. Những khách hàng tiềm năng này sẽ dễ bị cuốn hút bởi màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt lịm của món chè thơm ngon.

3. Vốn bao nhiêu là đủ?

Vốn trong kinh doanh là khoảng đầu tư không cố định. Số vốn lớn hay nhỏ sẽ quyết định bạn mở quán chè dưới hình thức kinh doanh lớn hay vừa phải.

Bạn phải dự trù một số khoản phải đầu tư khi bắt đầu bắt tay vào kinh doanh như: tiền trang bị trang thiết bị, mua nguyên liệu, vốn lưu động trong vòng 3 tháng đầu,.. Bạn cần phải chủ động về vấn đề vốn để đối phó với những tình huống thất thoát trong kinh doanh. Vốn vững chắc đảm bảo một phần yếu tố thành công trong kinh doanh.

4. Chuẩn bị nguồn nguyên liệu đảm bảo

Chè được nấu từ những nguyên liệu rất dễ mua, dễ tìm tại các siêu thị lớn hay ở các chợ đầu mối. Một số chợ đầu mối ở Hà Nội như: Chợ Đồng Xuân, chợ Hà Đông, chợ Hoàng Mai,..

Bạn nên chọn những loại nguyên liệu sạch, có xuất xứ rõ ràng. Những loại nguyên liệu thô như: hạt đỗ đen, hạt sen, hạt điều có thể mua tại những siêu thị lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá thành lại phải chăng.

5. Trang trí không gian quán

Đối với không gian một quán chè thì sẽ không tốn nhiều chi phí thiết kế như quán cà phê hay quán ăn nhưng bạn cũng phải chuẩn bị không gian thoải mái nhất cho khách hàng khi đến quán. Bàn ghế cần phải sạch sẽ và có số lượng nhiều. Không gian quán phải sáng sủa, thu hút ánh sáng vào nếu cần thiết bạn có thể đầu tư những tờ giấy dán tường ngộ nghĩnh chắc chắn đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên sẽ rất thích.

Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp một chỗ để xe hợp lý cho khách hàng mỗi khi đến quán. Họ sẽ yên tâm với cung cách phục vụ tận tình, chu đáo và có thể là yếu tố giúp họ quay lại quán của bạn lần sau.

6. Lập menu ấn tượng

Quán chè chỉ là những món được nấu từ những nguyên liệu đơn giản mà có thể bất cứ bà nội trợ khéo tay nào cũng có thể làm. Vậy làm thế nào để cửa hàng của bạn thu hút được khách hàng ? Đó chính là nhờ tên gọi các món chè của bạn. Hãy nghĩ ra những cái tên thật hay, thật riêng biệt sẽ khiến khách hàng tò mò và muốn nếm thử hương vị của món ăn. Đây là một khâu quảng cáo quan trọng, chiến lược mà bất cứ chủ nhà hàng nào cũng cần phải nghĩ tới.

Chúc các bạn thành công với khởi nghiệp kinh doanh quán chè nhỏ lẻ.var d=document;var s=d.createElement(‘script’);