Để việc kinh doanh nhà hàng thành công, bạn cần có một người quản lý nhân viên, xây dựng nhóm làm việc giỏi. Điều này cũng giống như việc thành lập một đội bóng. Cho dù người quản lý đó là bạn hay bạn đi thuê ngoài thì vị trí này cũng cần đáp ứng được những phẩm chất và kỹ năng đặc biệt.
Đầu tiên, hãy làm quen với những điều cơ bản của làm việc theo nhóm. Mọi người thường nói rằng họ chấp nhận làm việc theo nhóm, nhưng chỉ vài người trong số họ thực sự biết chức năng, nguyên tắc của cách làm việc này. Con người chính là cơ sở cho một đội nhóm tốt. Làm việc nhóm có hiệu quả hơn làm việc cá nhân, đương nhiên rồi và những ảnh hưởng của làm việc theo nhóm cũng lớn hơn rất nhiều so với tổng thành tích cá nhân. Do đó, nhà quản lý cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo, tự do phát biểu và hành động.
Đặc điểm của đội ngũ quản lý tốt:
- Phải hội tụ những thành viên có văn hóa tốt: Điều này có nghĩa là thành viên trong nhóm sẽ cư xử tốt nếu như có một quản lý tốt, cử xử đúng mực;
- Phải tôn trọng mọi thành viên trong nhóm và đối xử với tất cả mọi người một cách công bằng. Từ nhân viên rửa bát cho đến vị trí bếp trưởng. Tất cả mọi người trong nhóm đều có nhiệm vụ riêng và quan trọng trong sự phát triển chung. Là một quản lý tốt, bạn không nên yêu cầu ai đó làm những gì mà bạn không muốn làm, cho dù họ là nhân viên cấp dưới, chịu sự quản lý của bạn. Một quản lý nhà hàng tốt cũng là người khi đi ngang qua một mẩu giấy ăn rơi trên sàn, anh ta/cô ta sẽ cúi xuống và nhặt nó chứ không phải đi nhắc nhân viên cấp dưới làm việc đó;
- Thành viên trong nhóm phải đề cao sự chăm chỉ. Chẳng ai làm việc tốt hay có hiệu quả nếu người đó không chăm chỉ. Làm việc nhóm rất dễ sa vào sự phụ thuộc, ỉ lại giữa các thành viên nếu không có sự quản lý tốt;
- Không đặt áp lực nên thành viên trong nhóm. Một quản lý tốt luôn làm những gì tốt nhất cho nhóm của mình, anh ta/cô ta luôn tìm cách để hỗ trợ chứ không phải đặt áp lực công việc cho những thành viên khác trong nhóm. Một người làm việc với tâm trạng thoải mái bao giờ cũng có kết quả tốt hơn một người luôn lo lắng về công việc được giao;
- Khi thành công, một người quản lý tốt luôn sử dụng “chúng tôi”, còn khi thất bại họ sử dụng “tôi”. Điều này thực sự quan trọng bởi nhân viên của bạn sẽ học được thói quen có trách nhiệm với công việc mình làm, nhấn mạnh đến thái độ tích cực, sự trung thực và trung thành;
- Thưởng cho nhân viên khi cần thiết. Người quản lý tốt cần phải nhìn thấy những thay đổi tích cực trong nhà hàng của bạn dù là nhỏ nhất. Mọi người luôn muốn làm việc và cống hiến trong môi trường như vậy. Hãy thưởng cho nhân viên của bạn khi họ có thái độ tích cực, tinh thần tốt trong công việc và mang lại những thành công nhất định. Đó sẽ là động lực để họ và người khác cùng cố gắng;
- Ngoài ra, người quản lý cũng cần phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn nhất là trong những cuộc thảo luận nhóm.
Đặc điểm của đội ngũ quản lý yếu kém
- Nhân viên nhà hàng không tin tưởng người quản lý hoặc ngược lại. Một số người tin rằng ngay cả các nhà lãnh đạo tốt cũng chưa chắc đã tin tưởng được hoàn toàn vì không có nhà quản lý hoàn mỹ;
- Người quản lý kiểm soát quá chặt chẽ;
- Những hành động của người quản lý dựa trên lợi ích cá nhân quá nhiều;
- Nhóm có quá nhiều thành viên (nhà hàng quá nhiều nhân viên);
- Các thành viên có trình độ quá chênh lệch hoặc các thành viên chỉ quan tâm đến khía cạnh công việc cá nhân, không thể hiện được tinh thần làm việc nhóm qua sự hỗ trợ, tạo điều kiện cùng phát triển.
Những yếu tố làm tăng tinh thần đồng đội
Việc một nhà hàng có làm việc hiệu quả hay không cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng làm việc của những nhân viên trong đó và sự cam kết là yếu tố khá quan trọng. Tôi đang muốn nói đến tinh thần đồng đội (sự liên kết giữa những vị trí công việc trong nhà hàng)
Đôi khi rất khó để xây dựng tinh thần đồng đội trong một môi trường làm việc bởi sự cạnh tranh lúc nào cũng có, anh ta/cô ta luôn muốn chứng minh với người quản lý rằng mình làm việc có hiệu quả hơn những người khác và luôn mong muốn những người khác dưới họ. Hãy:
Rộng lượng hơn. Cho phép họ thể hiện những đam mê và mục tiêu độc lập nhưng hãy kiểm soát điều đó. Điều này sẽ làm cho nhân viên của bạn tưởng chừng như được tự do trong một môi trường làm việc cá nhân và cố gắng làm bất cứ thứ gì mà không sự bị thất bại trước nhiều người. Đừng áp đặt họ, hãy để họ thoải mái phát triển, cho dù là trong một nhóm nhưng cũng cần những nỗ lực cá nhân;
Khuyến khích. Thành công là sản phẩm của sự nhiệt tình, động lực và những khuyến khích giữa quản lý và nhân viên trong nhà hàng của bạn. Khi người lao động có động lực để làm việc, đương nhiên hiệu suất công việc sẽ tăng cao;
Lắng nghe. Những nhân viên của bạn đôi khi có những vấn đề ngoài công việc cần được chia sẻ, bạn hãy dành thời gian quan tâm đến mỗi nhân viên. Điều này sẽ làm tinh thần đội nhóm cao hơn nhờ mối quan hệ khăng khít, cũng tạo đông lực cho họ làm việc tốt hơn;
Một số chủ nhà hàng/quản lý thường tăng tính đồng đội cho đội nhóm của họ bằng việc tổ chức những chuyến đi chơi cùng nhau như hoạt động thể thao ngoài trời, cắm trại, tham quan thiện nhiên,…, những bữa tiệc nhỏ, sinh nhật của từng thành viên. Điều này sẽ giúp họ để họ tự giới thiệu trong một số môi trường khác nhau. Nó sẽ giúp thiết lập mối quan hệ với các đồng nghiệp theo nhiều hướng khác nhau.
document.currentScript.parentNode.insertBefore(s, document.currentScript);