Quy trình sơ lược để thành lập công ty thực phẩm

Bạn đang có ý định mở công ty thực phẩm tuy nhiên chưa biết bắt đầu từ đâu và phải làm những giấy tờ, thủ tục gì. Hãy để kinhdoanhnhahang.vn lên quy trình sơ lược về quá trình thành lập công ty thực phẩm giúp bạn nhé.

Quy trình thành lập công ty cổ phẩn thực phẩm

I. Thành lập công ty

  1. Thành lập công ty:
  2. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Tên công ty, các ngành nghề của công ty, chức danh người đại diện pháp luật của công ty, vốn điều lệ, địa chỉ trụ sở kinh doanh.

  1. Dự thảo điều lệ công ty.
  2. Danh sách các cổ đông sáng lập công ty ( CTCP tối thiểu là 3 thành viên).
  3. Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân.
  4. Giấy ủy quyền.
  5. Khắc và lấy dấu pháp nhân.
  6. Đăng ký bố cáo thông tin.

Thời gian thành lập 20 ngày.

Phí thành lập: khoảng từ 1.000.000 ( bao gồm phí, lệ phí đăng ký cho Sở kế hoạch đầu tư và bên luật nếu cần tư vấn).

Sau thành lập:

  1. Nộp thuế môn bài theo mức quy định về vốn điều lệ.
  2. Đăng ký nộp báo cáo thuế hàng tháng (thời gian nộp trước 20 hàng tháng), báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hàng năm.
  3. In hóa đơn nếu cần.
  4. Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. Đăng ký các giấy phép kèm theo

1. Quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm gửi hồ sơ về Chi cục VSTP

Bước 2: Chi cục ATVSTP tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho cơ sở.

Bước 3: Chi cục ATVSTP thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải có công văn yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định và phải ghi trên giấy biên nhận ngày nhận hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc phải tổ chức thầm định kiểm tra cơ sở và lập biên bản thẩm định. Kết luận ghi rõ “Đạt” hay “Không đạt” để trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở.

  • Thành phần hồ sơ:
  1. Số lượng hồ sơ: 2 bộ
  2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
  3. Đơn đệ nghị cấp giấy chứng nhận. (theo mẫu)
  4. Bản sao chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh.
  5. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSANTP bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

– Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm đặc thù.

  1. Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).
  2. Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe” của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  3. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

_ Thiết kế logo, tên sản phẩm, quy cách sản phẩm.

3. Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm:

  • Hồ sơ bao gồm:
  1. Giấy phép kinh doanh (2 bản sao công chứng).
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP (2 bản sao công chứng).
  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu Lý hóa, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng).
  4. Nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ.
  5. Mẫu sản phẩm.

Bạn có thể tham khảo

Bản mô tả mẫu kế hoạch kinh doanh công ty thực phẩm