Trong kinh doanh luôn có một tiền đề nhất định dành cho sự ghen tị. Thực sự, bên trong một nhà hàng, sự ghen tị giữa những nhân viên phục vụ, đầu bếp hay thậm chí giữa những quản lý nói chung luôn là khởi đầu cho việc cạnh tranh.
Và sự cạnh tranh theo chiều hướng tích cực và nằm trong tầm kiểm soát của chủ luôn mang lại những lợi ích ít hay nhiều cho chính nhà hàng đó. Sự ghen tị nảy sinh trong quá trình làm việc giữa những nhân viên cũng giống như sự ghen tị trong quá trình kinh doanh nảy sinh giữa những chủ nhà hàng (nhà hàng), nếu có khác thì cũng chỉ là quy mô. Người Đức từng có một câu nói: “Niềm vui bắt nguồn từ những bất hạnh của người khác”. Qủa thực, nhìn theo một chiều hướng nào đó, nó là đúng.
Cho dù động cơ của chủ là gì thì với một đối thủ cạnh tranh dù mới hay cũ, ông chủ luôn muốn họ gặp thất bại. Sự tác động trong tư tưởng qua lại lẫn nhau, khiến nảy sinh những cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải như bạn đang nghĩ về những tác động xấu của cạnh tranh tiêu cực. Trong kinh doanh, việc cạnh tranh lành mạnh để thu hút sự chú ý của khách hàng luôn có những lợi ích nhất định, cụ thể hơn trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.
Tôi đã từng nói chuyện với rất nhiều bạn bè hay chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và nhận được những câu hỏi đại loại như: “Có một nhà hàng mới mở gần nhà hàng của tôi, liệu rằng họ có cướp đi hết khách hàng của tôi hay không?”. Khi đấy, tôi luôn nói những điều tương tự rằng bạn đừng quá lo lắng về điều đó bởi có thể thì bạn cũng chẳng thể kiểm soát được sự việc. Hãy làm những điều tốt nhất cho nhà hàng của bạn. Nếu bạn có những đĩa thức ăn tuyệt vời, một dịch vụ tuyệt vời, một chính sách kiểm soát tài chính tuyệt vời. Có thế, bạn sẽ vượt qua được mọi rào cản. Tôi muốn nói đấy chính là sự cạnh tranh, bạn làm những điều tốt nhất cho nhà hàng nghĩa là mang đến những điều tốt nhất cho khách hàng. Những người hưởng lợi trực tiếp ở đây đương nhiên là khách hàng, nhưng suy nghĩ sau cùng thì bạn cũng không phải chịu thiệt bởi khách hàng nhiều làm doanh thu tăng và lợi nhuận tăng.
Thật khó để mọi người nhận ra rằng không chỉ cạnh tranh mới thực sự tốt nhưng nó sẽ giúp cho thị trường kinh doanh phát triển hơn với những sáng kiến mới, suy nghĩ mới,…Trong vòng 1 năm qua, bạn có thể không đếm xuể ở ngoài ô thành phố thôi, tôi chưa muốn nói đến những vùng trung tâm, đông đúc dân cư, mọc lên rất nhiều nhà hàng lớn nhỏ. Điều này đẩy tính cạnh tranh lên cao, ngày càng mạnh mẽ hơn, không chỉ là những nhà hàng trong cùng khu vực mà còn ở những khu vực khác. Chủ nhà hàng này quan sát cách chủ nhà hàng kia kinh doanh, cách thu hút khách hàng,…họ học tập lẫn nhau rồi phát triển nó để làm sao tốt hơn những gì đối thủ cạnh tranh của họ từng làm. Đó chính là cạnh tranh trong kinh doanh.
Nhiều người không hiểu nổi sự cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào đến việc kinh doanh nhà hàng của họ nhưng họ hy vọng nó sẽ không khiến nhà hàng của họ bị sụp đổ. Điều này chỉ có thể không xảy ra khi họ cùng tham gia vào guồng quay cạnh tranh. Bởi khi, đối thủ cạnh tranh nỗ lực nâng cao chất dịch món ăn và dịch vụ mà nhà hàng của bạn vẫn không có chuyển biến gì tích cực, khách hàng chính là người đánh giá chính xác nhất và họ sẽ chọn nhà hàng nào cho họ trải nghiệm tốt hơn.
Đây là lý do tại sao cạnh tranh lại tốt cho ngành kinh doanh nói chung và ngành công nghiệp nhà hàng nói riêng, nó thực sự tốt khi bạn là một chủ nhà hàng chuyên nghiệp. Cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc học hỏi người khác, bắt trước những đối thủ cạnh tranh đã đi trước mà đây là vấn đề cho sự sáng tạo, hiểu biết, dám nghĩ và dám làm để thích nghi với một môi trường kinh doanh nhiều biến động, luôn thay đổi và thiết lập sẵn tính cạnh tranh.
Một điều lưu ý nữa là hãy luôn để mắt đến đối thủ cạnh tranh của bạn. Không nói đến những doanh nghiệp độc quyền, hầu hết các sản phẩm trên thị trường khi có giá trị mua hoặc bán đều tạo ra sự cạnh tranh. Điều bạn cần làm là hiểu biết sâu sắc về sản phẩm của mình và đối thủ cạnh tranh.
Một doanh nghiệp thường cố gắng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ là duy nhất. Đó là sự bảo vệ tốt cho nhà hàng của bạn nhưng nó chống lại sự cạnh tranh. Trường hợp sản phẩm không phải là duy nhất, sản phẩm hay dịch vụ của họ cần phải có các tính năng ít nhất là đặc biệt hoặc hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần phải quyết định bạn đang cạnh tranh dựa trên cơ sở nào hay dựa vào đâu bạn có thể cạnh tranh được với đối thủ. Bao bì sản phẩm thu hút hơn? Phân phối sản phẩm hay dịch vụ dễ dàng đến tay khách hàng hơn? Sản phẩm có chi phí thấp hơn? Có những ưu đãi khác đi kèm?…Khách hàng sẽ bị thu hút bởi những điều đó và nhà hàng cũng dựa vào đó để tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Bạn chỉ có thể đánh giá sản phẩm đối thủ cạnh tranh nếu bạn hiểu khách hàng của bạn là ai và họ muốn gì. Bạn có thể khảo sát khách hàng của mình, phân tích dữ liệu bạn thu thập thông qua doanh số bán hàng hoặc nghiên cứu số liệu thống kê công bố công khai như tuổi và mức thu nhập mức trung bình của người dân trong khu phố. Sau khi xác định khách hàng của bạn là ai, sau đó bạn cần phải xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là ai. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các doanh nghiệp bán sản phẩm giống với bạn hoặc có cùng cơ sở khách hàng với nhà hàng của bạn.
Ví dụ, nằm trong cùng khu vực có thể sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Chủ nhà hàng thông minh sẽ có sự hiểu biết sâu về những gì đối thủ cạnh tranh của họ đang cung cấp và làm thế nào họ có thể cải thiện được sản phẩm để thu hút khách hàng. Là đối thủ cạnh tranh của họ cung cấp một trình đơn tương tự ở một mức giá thấp hơn? Là dịch vụ của họ tốt hơn? Họ chấp nhận một phạm vi rộng hơn? Là không khí bên trong của họ dễ chịu hơn? Hay đối thủ cạnh tranh của họ có một vị trí đẹp hơn và họ cần làm gì để bù đắp điều đó?
Đương nhiên, cũng đừng bỏ qua những đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp không cung cấp những sản phẩm tương tự nhà hàng của bạn nhưng họ bán cho cùng đối tượng khách hàng và họ vẫn có thể cạnh tranh lại với bạn. Ví dụ, các cửa hàng thức ăn nhanh có thể là đối thủ cạnh tranh gián tiếp với một nhà hàng. Khách hàng chỉ muốn có một bữa ăn nhanh trong khi họ lại có những lợi thế trong việc cung cấp đồ chơi và quà tặng cho trẻ em. Một nhà hàng có thể cố gắng để giành chiến thắng trong cuộc đua này bằng việc cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà, với một số quà tặng đặc biệt hoặc thẻ thành viên riêng của mình.
Các thế mạnh tài chính và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng. Đừng bao giờ khinh thường, xem nhẹ những nhà hàng nhỏ bởi những nhà hàng nhỏ luôn có xu hướng linh hoạt hơn những nhà hàng lớn và họ có thể đưa ra sản phẩm mới nhanh hơn hoặc sản phẩm phù hợp hơn với những thay đổi của thị trường. Tìm một thị trường thích hợp là chiến lược hữu ích cho nhà hàng nhỏ khi họ có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, nhất là về giá cả.
Để mắt đến đối thủ cạnh tranh và tham gia vào cuộc chiến bằng sự cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp nhà hàng của bạn phát triển lâu dài hơn.
} else {